xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phập phù lúa vụ 3

Thốt Nốt

Lúa vụ 3 còn gọi là lúa thu đông, được nông dân ĐBSCL gieo sạ với mong muốn sẽ bán được giá cao, giống như kiểu tạo ra trái cây mùa nghịch.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo nên hạn chế sản xuất lúa vụ 3 ở những vùng thường xuyên chịu hạn hán và xâm nhập mặn, vì nông dân có thể trắng tay bất cứ lúc nào. Do đó, lúa vụ 3 chỉ có thể trồng tập trung ở các vùng có đê bao khép kín thuộc khu vực đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu như An Giang, Đồng Tháp hay Long An để bảo đảm năng suất cao và bán được giá tốt.

Bất chấp những khuyến cáo này, nhiều nông dân ở nơi thường xuyên chịu tác động của hạn hán và xâm nhập mặn thuộc vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang vẫn không ngừng tăng diện tích sản xuất lúa vụ 3. Để rồi, họ phải nhìn hàng trăm hecta lúa chết khô dần do nước ngọt từ các tuyến kênh đã nhiễm mặn.

Từ năm 2019, nông dân tại 3 xã Vĩnh Hòa, Hòa Chánh và Thạnh Yên của huyện U Minh Thượng bắt đầu làm lúa vụ 3 với tổng diện tích lên đến 3.615 ha. May mà năm đó hạn hán không quá khốc liệt như năm 2016 nên chỉ hơn 400 ha lúa bị thiệt hại từ 30%-70% do nhiễm mặn. Năm sau, diện tích lúa vụ 3 ở đây đã giảm còn 2.718 ha do nhiều hộ dân không còn vốn tái đầu tư. Những tưởng số diện tích còn lại này sẽ thắng lợi nhờ giá lúa cao nhưng đâu ngờ, hơn phân nửa diện tích (tương đương 1.522 ha) tiếp tục bị khô héo vì đất dậy phèn hoặc nhiễm mặn.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kiên Giang, cho biết trong năm 2021, các xã thuộc huyện U Minh Thượng tiếp tục gieo sạ lúa vụ 3 nhưng chỉ có hơn 589 ha. Thế nhưng, trong lúc nông dân đang hứng khởi thu hoạch vì giá lúa đang ở mức cao nhất từ trước đến nay thì khoảng 150 ha lúa không thể "đứng vững" vì bị nhiễm mặn, ước thiệt hại từ 30%-70%.

Ông Trung cho rằng việc nông dân ở đây làm lúa vụ 3 chỉ mang tính tự phát vì thấy giá lúa luôn tăng cao từ trước Tết nguyên đán đến nay. Về mặt thủy lợi, đây là vùng xa nguồn nước sông Hậu, trong khi hệ thống công trình kiểm soát mặn do trung ương và tỉnh đầu tư chưa đồng bộ nên thường xuyên chịu cảnh thiếu nước ngọt và nhiễm mặn vào mùa khô. Do đó, ngành chức năng tiến hành mở các cống, đập lấy nước mặn để nông dân nuôi tôm thay cho cây lúa nên toàn bộ hệ thống kênh, mương trong vùng đều nhiễm mặn.

"Do áp lực phải bỏ đất trống gần 6 tháng nên bà con cũng không cam tâm. Hơn nữa, với giá lúa đang đứng ở mức cao so với từ trước đến nay nên nhiều người làm liều để hy vọng kiếm thêm thu nhập mà bất chấp các khuyến cáo của ngành chức năng" - ông Trung giải thích.

Trước tình hình này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang đề nghị chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng tăng cường chỉ đạo, có giải pháp tuyên truyền, tập huấn khuyến nông để bà con nông dân đồng thuận, không tiếp tục sản xuất lúa vụ 3 trong điều kiện không bảo đảm về nguồn nước. Đồng thời, rà soát và định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, không thể để nông dân làm tự phát rồi chịu thiệt hại không đáng có.


ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH


Phập phù lúa vụ 3 - Ảnh 1.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo