xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký yêu cầu siết giấy đi đường Hà Nội nói gì?

B.H.Thanh - Ảnh: Ngô Nhung

(NLĐO)- Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết TP sẽ kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp mạnh nhằm bảo đảm nguyên tắc giãn cách xã hội.

Ngày 9-8, trao đổi về hiện tượng ùn ứ giao thông tại một số điểm do công tác kiểm tra, kiểm soát giấy đi dường, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội (người ký văn bản số 2562 ngày 7-8 về việc siết chặt cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội), chia sẻ một số thông tin liên quan.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký yêu cầu siết giấy đi đường Hà Nội nói gì? - Ảnh 1.

Người dân xếp hàng chờ đợi xin dấu vào giấy đi đường tại trụ sở UBND phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) chiều 9-8. Ảnh: Ngô Nhung

Theo ông Quyền, nguyên tắc giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình; người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết. Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23-7-2021 của Chủ tịch UBND TP cũng đã nêu rõ yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể trên địa bàn TP bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà, chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thật sự cần thiết như: Trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp bách cần thiết khác.

Thực tiễn cho thấy sau hơn 2 tuần thực hiện giãn cách xã hội, một trong những hạn chế lớn nhất là nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm yêu cầu trên. Số người ra đường còn đông, trong đó có không ít trường hợp không đúng đối tượng, không đúng mục đích. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả phòng, chống dịch; một phần làm cho tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát, lây lan rộng, đe doạ an toàn sức khoẻ, tính mạng người dân nếu không kịp thời có biện pháp mạnh để khắc phục.

Ngày 7-8, UBND TP Hà Nội có văn bản số 2562/UBND-KT về việc "Siết chặt việc xác nhận và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 6-8-2021 của Chủ tịch UBND TP".

Thực hiện văn bản này, các lực lượng chức năng đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao; song trong tổ chức thực hiện còn để xảy ra hiện tượng ùn ứ, tập trung đông người tại một số địa điểm trên địa bàn. TP sẽ điều chỉnh việc kiểm tra cho thực chất và phù hợp hơn và tiếp tục siết chặt quản lý, bảo đảm việc xác nhận và sử dụng giấy đi đường đúng mục đích, đúng đối tượng.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký yêu cầu siết giấy đi đường Hà Nội nói gì? - Ảnh 2.

Trong sáng 9-8, tại điểm chốt kiểm soát giấy đi đường ở Nguyễn Chí Thanh đã xảy ra tình trạng ùn tắc - Ảnh: Ngô Nhung

Ông Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định để thực hiện mục tiêu cao nhất là bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng nhân dân, Hà Nội sẽ kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp mạnh nhằm bảo đảm nguyên tắc giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chỉ thị số 17/CT-UBND.

Đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn nghiên cứu kỹ nội dung Chỉ thị số 17/CT-UBND, Công điện số 18/CĐ-UBND và văn bản số 2562/UBND-KT; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và linh hoạt trong việc kiểm tra, xác nhận giấy đi đường trong thời gian ngắn nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; qua đó thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của TP về kiểm tra, kiểm soát và xác nhận giấy đi đường đúng đối tượng, đúng mục đích, góp phần thực hiện giãn cách xã hội thực chất, hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã; phường, xã, thị trấn chỉ đạo có kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát giấy đi đường từ các chốt ở thôn, xóm, tổ dân phố; bảo đảm thống nhất đúng nội dung văn bản số 2562/UBND-KT. Đó là kiểm tra giấy đi đường không phải để phạt người dân mà làm căn cứ để phát hiện và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND TP về bố trí lịch làm việc, sản xuất, kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội. 

Các chốt kiểm tra, khi phát hiện các trường hợp sử dụng giấy đi đường không đúng mục đích, cần thông tin đến Công an phường, xã, thị trấn nơi có đơn vị, tổ chức xác nhận giấy đi đường để kiểm tra, đối chiếu, có biện pháp chấn chỉnh và kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định.

Theo công văn hoả tốc của UBND TP Hà Nội về việc cấp và sử dụng giấy đi đường, những người ra ngoài đường ngoài giấy đi đường theo mẫu cần xuất trình kèm theo: Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, mẫu giấy đi đường phải được UBND phường, xã trên địa bàn xác nhận, thay vì chỉ đại diện cơ quan, đơn vị có cán bộ, người lao động... xác nhận như trước.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký yêu cầu siết giấy đi đường Hà Nội nói gì? - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo