Dùng cả xe cẩu để đưa tàu thuyền cho kịp lên bờ
Trong đó, địa phương phải di dời nhiều nhất là thị xã Sông Cầu. Theo ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, đây là địa phương sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nếu cơn bão số 9 đổ bộ nên đã phải di dời hơn 9.300 hộ dân với hơn 37.000 người đến nơi an toàn. Thị xã Sông Cầu cũng đã đưa toàn bộ hơn 3.400 người trên 1.800 bè nuôi hải sản (nhiều nhất là nuôi tôm hùm) vào bờ. Dự kiến trong tối nay, nếu xảy ra mưa lớn, thủy điện xả lũ thì tỉnh Phú Yên sẽ phải tiếp tục di dời khẩn cấp thêm hơn 10.000 người dân ở vùng núi có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Mây đen kịt trên bầu trời TP Tuy Hòa
Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 700 người đang ngoài biển. Trong đó, có trên 500 người dân vẫn còn bám trụ trên các lồng bè nuôi hải sản ở Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa. UBND huyện nay đã vận động và sẽ cưỡng chế vào bờ trong đêm nay.
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên kiểm tra các hồ chứa nước
Ngoài ra, theo ông Trần Hữu Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, có 15 tàu vận tải với 145 thuyền viên đang neo đậu tránh trú bão ở vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu). Trong trường hợp cấp thiết, tỉnh này sẽ điều ca-nô để đưa các thuyền viên vào bờ.
Hiện, Phú Yên vẫn còn 271 tàu cá với hơn 1.400 ngư dân vẫn đang khai thác trên biển nhưng đều đã đưa tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm của gió bão.
Tháo rời các bộ phận trên tàu thuyền để tránh bão quét
Cho đến lúc này Phú Yên đã bắt đầu có mưa, nhưng trời đứng gió. Đây là dấu hiệu 1 cơn bão mạnh đang đến.
Kiểm tra hồ chứa nước Đồng Tròn với dung tích 19,5 triệu m3
Bình luận (0)