xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quản lý kiểu gì?

Phạm Hồ

Thêm một bảo mẫu tại huyện Bình Chánh, TP HCM vừa bị bắt vì bạo hành trẻ em. Cách đây ít ngày, TAND quận 12, TP HCM cũng xử chủ một trường mầm non và 2 bảo mẫu bởi hành vi tương tự.

Điều đáng nói là những vụ việc trên do người dân phát hiện chứ không phải cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan chức năng địa phương điều tra được. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng thụ lý nhưng đã dấy lên lo ngại với bất kỳ gia đình nào có con nhỏ trước thực trạng bạo hành trẻ em ở trường học. Những tổn thương về thể xác, tâm hồn đối với các cháu nhỏ là không thể đo lường được và có những tổn thương sẽ đeo đẳng các cháu đến suốt đời.

TP HCM có cả ngàn trường mầm non, nhóm giữ trẻ nên khó có thể hình dung được bao nhiêu nơi vẫn hành hạ các cháu bé mỗi ngày. Còn các cơ quan chức năng, chủ yếu quản lý các trường qua giấy phép hoạt động, lâu lâu kiểm tra nhưng được báo trước thì chẳng bao giờ phát hiện những vụ việc bạo hành như trên.

Quản lý nhưng không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sai phạm thì hiển nhiên sẽ thất bại. Chuyện thường thấy nhất là các cơ quan chức năng chạy theo từng vụ việc để giải quyết hậu quả. Chúng ta hẳn còn chưa quên vụ Khaisilk, Mumuso và hàng loạt vụ gian lận thương mại khác làm người tiêu dùng thiệt hại nặng nề nhưng cơ quan quản lý chuyên ngành là quản lý thị trường chẳng hề hay biết. Hầu hết các vụ việc đều được chính người dân phát hiện, phản ánh và đến lúc này thì hậu quả rất khó vãn hồi.

Ban bệ nhiều, quản lý chồng chéo, đẻ thêm cơ quan để ôm việc nhưng hiệu quả kém là căn bệnh trầm kha của bộ máy quản lý tại nhiều địa phương. Đáng ngại hơn, khi có sai phạm xảy ra thì tìm địa chỉ chịu trách nhiệm cực khó và càng khó hơn nếu muốn xử lý những cán bộ liên quan. Họp hành liên miên, báo cáo thường xuyên nhưng phần lớn chỉ toàn nghe kết quả đạt được, hiệu quả quản lý cao, hoàn thành rất tốt nhiệm vụ... Cơ quan cấp trên dễ dàng chấp nhận những báo cáo kiểu này thì khó có hy vọng cải tổ được cung cách làm việc của những cán bộ suốt ngày ngồi phòng lạnh vẽ vời câu chữ.

Hôm nay (30-7), vụ án Vũ "nhôm" được đưa ra xét xử. Những sai phạm về đất đai của nhân vật này gắn liền với các quan chức TP Đà Nẵng một thời cũng đã được các cơ quan chức năng trung ương chỉ rõ. Những sai phạm đó không phải ngày một, ngày hai mới nảy sinh mà đã manh nha từ nhiều năm, qua mặt nhiều cơ quan, vô hiệu hóa bao nhiêu cán bộ mới phát triển đáng sợ như thế. Vậy mà trước đây, người dân nơi đây có bao giờ nghe các cơ quan chức năng của địa phương này nhắc tới.

Một đứa trẻ bị bạo hành, một thương hiệu bịp bợm hay một quan chức cấp cao nhúng chàm... tưởng chừng không liên quan nhưng có cùng mẫu số: bộ máy quản lý không hiệu quả và không truy được trách nhiệm người được giao nhiệm vụ. Hậu quả của mẫu số này vẫn đang tiếp diễn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo