xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quản lý nghề cá bằng hạn ngạch

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Việc quy hoạch khai thác hải sản theo hướng giảm số lượng tàu đánh cá, cấp hạn ngạch khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh tình trạng khai thác hủy diệt như hiện nay

Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Tổng cục Thủy sản đang khẩn trương xây dựng Quy hoạch phát triển khai thác hải sản xa bờ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Hiện đại hóa tàu xa bờ

Theo Tờ trình của Tổng cục Thủy sản, mục tiêu của quy hoạch nhằm đưa nghề khai thác hải sản xa bờ cơ bản được công nghiệp hóa vào năm 2020, hiện đại hóa vào năm 2030; đưa ra được các mô hình tổ chức sản xuất hợp lý; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với điều kiện nguồn lợi. Bên cạnh đó, nâng cao mức sống cho cộng đồng ngư dân, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Cụ thể, đến năm 2020, giữ ổn định sản lượng khai thác xa bờ khoảng 1,62 triệu tấn. Đối với tàu khai thác xa bờ, giảm số lượng tàu kéo lưới và tăng số tàu câu, lưới vây và nghề khác; số lượng tàu dịch vụ hậu cần khoảng 1.480 chiếc; giải quyết việc làm cho khoảng 231.100 lao động.

Quản lý nghề cá bằng hạn ngạch - Ảnh 1.

Việc khai thác hải sản hiện nay chủ yếu ở gần bờ nên cần quy hoạch lại theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại

Đến năm 2030, giữ nguyên sản lượng khai thác và số lượng tàu khai thác xa bờ như năm 2020; trong đó vẫn tiếp tục giảm số lượng tàu lưới kéo và tăng số tàu câu, lưới vây và nghề khác; số tàu dịch vụ hậu cần khoảng 1.570 chiếc; giải quyết việc làm cho khoảng 243.300 lao động. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2018-2030 là 42.209 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 2018-2020 là 19.504 tỉ đồng; giai đoạn 2021-2030 là 22.750 tỉ đồng.

Theo Viện Nghiên cứu Hải sản, số lượng tàu cá đang tăng lên rất nhanh trong thời gian qua, đặc biệt là tàu cá đánh bắt xa bờ (loại công suất 90 CV trở lên); từ khoảng 16.900 tàu vào năm 2007 lên 30.000 tàu hiện nay. Ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho rằng việc gia tăng số lượng tàu chủ yếu là tự phát, tạo sức ép rất lớn đến nguồn lợi thủy sản. Trữ lượng nguồn lợi hải sản ở các vùng biển Việt Nam ước tính khoảng 4,36 triệu tấn, So với giai đoạn 2000-2005, trữ lượng nguồn lợi hải sản giai đoạn 2011-2015 đã giảm khoảng 14%. Trong đó nhóm hải sản tầng đáy giảm mạnh nhất 42%, nhóm cá nổi lớn trên 10%, nhóm cá nổi nhỏ 3,5%.

Không để khai thác tràn lan

Theo Tổng cục Thủy sản, việc quy hoạch lại với việc hình thành đội tàu hiện đại này còn hướng đến mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh tình trạng khai thác hủy diệt, cạnh tranh ngư trường, xâm hại đến tài nguyên biển.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, lượng tàu khai thác xa bờ khoảng 32.700 chiếc và duy trì con số này đến năm 2030. Đối với tàu lưới kéo cũng sẽ giảm từ 12.000 tàu xuống 5.000 tàu vào năm 2030; đồng thời giảm dần nghề ảnh hưởng môi trường sinh thái như lưới kéo, đăng đáy..

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, khẳng định hiện số lượng tàu cá cả nước tương đối lớn, trong khi nguồn lợi đã suy giảm nên cần phải tổ chức lại khai thác. Để giữ ổn định khoảng 30.000 tàu đánh bắt xa bờ như hiện nay, sẽ không tăng thêm mà chỉ cải hoán, nâng cấp tàu hiện đại, đầu tư công nghệ khai thác, bảo quản. Bên cạnh đó cũng sẽ cho giảm dần tàu đánh bắt ven bờ (hiện hơn 70.000 tàu). "Trong Dự thảo Luật Thủy sản sửa đổi, sẽ phân bổ hạn ngạch về khai thác cho các địa phương. Từ đó, các địa phương sẽ quản lý việc cấp phép đóng mới tàu cá, cấp phép khai thác cũng như kiểm soát được chuỗi thủy sản. Thậm chí, sẽ đánh dấu tàu như các nước, phân biệt màu sắc giữa tàu ven bờ và xa bờ" - ông Tám nhấn mạnh.

Theo quan điểm của Bộ NN-PTNT, hiện thế giới đã quản lý nghề cá bằng hạn ngạch nên Việt Nam cũng sẽ làm như vậy, không để khai thác tràn lan như trước nay. Phải quy hoạch được các nghề, vùng biển để khai thác, kiểm soát đóng mới tàu cá, cấp phép khai thác…giúp bảo vệ được nguồn lợi thủy sản. Bộ yêu cầu Tổng cục Thủy sản trong quá trình xây dựng quy hoạch cần phải làm rõ các vấn đề liên quan đến số lượng tàu, phạm vi đánh bắt trên biển, chuyển đổi nghề cho ngư dân... Các giải pháp cần thực hiện theo hướng nhằm ổn định hoặc giảm sản lượng khai thác, nâng cao chất lượng. 

Đóng mới tàu cá phải nghiên cứu kỹ

Từ các sự cố tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67/CP hư hỏng vừa qua cũng như tình trạng ngư dân đóng tàu tự phát, Bộ NN-PTNT lưu ý việc đóng mới tàu cá cần phải nghiên cứu kỹ và quản lý chặt chẽ. Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhìn nhận trong dự thảo xây dựng quy hoạch chưa tính đến hạ tầng, dịch vụ nghề cá, khu neo đậu tránh trú bão. Do đó, Tổng cục Thủy sản cần phải nghiên cứu, chỉnh sửa hoàn chỉnh trước khi ban hành để quy hoạch này phù hợp với Luật Thủy sản 2017 và dự Luật Quy hoạch dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo