Hội thảo có sự tham gia của hơn 30 nhà khoa học, đại diện 22 trường đại học, cao đẳng cùng 500 học viên cao học, sinh viên lịch sử và các khoa liên quan.
Tại hội thảo, PGS-TS Lưu Trang, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, cho rằng Quảng Nam là vùng đất chiến lược, nơi hội tụ và kết tinh nhiều nền văn hóa khác nhau. Các thế hệ cư dân Quảng Nam đã chung tay tạo nên một vùng đất trù phú về kinh tế và đa dạng về văn hóa, trở thành vùng đất tiêu biểu trong lịch sử khai lập, tổ chức quản lý và mở mang bờ cõi về phía Nam của dân tộc ta.
Hô hát bài chòi - loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc biệt của người xứ Quảng và miền Trung
Quảng Nam vốn là vùng đất hội tụ nhiều nguồn cư dân đến từ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, một bộ phận người Trung Quốc, Nhật Bản, cùng hòa hợp với người Chăm bản địa. Liên tục qua hơn 3 thế kỷ cùng nhau xây dựng và bảo vệ, Quảng Nam đã trở thành vùng đất phát triển thịnh vượng bậc nhất Đàng Trong. Các cộng đồng cư dân đã cởi mở, hòa hợp, cùng chắt chiu qua bao đời tạo nên cốt cách của con người trên vùng đất này là tính cần cù, ham học hỏi, luôn tìm tòi, sáng tạo và rộng mở.
Theo nhiều đại biểu, ngày nay, trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, Quảng Nam luôn thể hiện "tính mở" để phát triển toàn diện về kinh tế nhưng vẫn gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa "hòa nhập nhưng không hòa tan".
Bình luận (0)