xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rác biển hình thành từ... ý thức

TS LÊ ĐÌNH MẦU (Viện phó Viện Hải dương học Nha Trang)

Từ vụ rác tấn công bãi biển Vũng Tàu, người dân cần có ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế xả chất thải sinh hoạt, nhất là chất thải nhựa, ra sông, biển

Trên Báo Người Lao Động số ra ngày 12-10 có bài viết "Đau đầu với rác đại dương", phản ánh rác tấn công các bãi tắm ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vậy đường đi của rác từ đâu? Làm gì để ngăn chặn?...

Rác thải trôi dạt trên biển và tấp vào các bãi biển đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới cũng như các địa phương tại Việt Nam. Điển hình nhất là nạn rác thải trôi dạt trên vùng biển ven bờ Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận vào những năm 2007-2010, chủ yếu là rác thải sinh hoạt có nguồn gốc chính là từ các bến ghe, tàu trong các cửa sông Cà Ty, Phú Hài và các cửa Phan Rí, Liên Hương theo dòng chảy ven bờ tấp vào các bãi tắm.

Hiện tượng này từng xảy ra tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Rác từ sông Cái trôi ra vịnh Nha Trang, do mưa lũ và được sóng tấp vào bờ. Côn Đảo những năm gần đây cũng bị nạn rác thải trôi dạt hoành hành. Nhìn chung, nạn rác thải trôi dạt là khá phổ biến tại các bãi tắm, nó chỉ trở thành nghiêm trọng khi xảy ra tại các bãi tắm du lịch nổi tiếng.

Rác thải trôi dạt trên biển có nguồn gốc từ lục địa và trên biển. Nguồn rác trên biển như dầu tràn, xác sinh vật biển, thủy triều đỏ nhưng chủ yếu từ việc xả rác từ các tàu, ghe, nhất là ghe đánh cá của ngư dân, trong đó rác thải sinh hoạt là chủ yếu. Nguồn rác trên đất liền chủ yếu là từ các bến ghe cá tại những cửa sông, bến bãi ven bờ và từ các dòng sông mang ra biển, trong đó chủ yếu vẫn là rác thải sinh hoạt.

Rác biển hình thành từ... ý thức - Ảnh 1.

Hình thế các quá trình hải dương học tại vùng biển Vũng Tàu ngày 7-10-2019. (Ảnh do Viện Hải dương học Nha Trang cung cấp)

Trên biển, rác thải trôi dạt theo các dòng hải lưu. Chúng dạt vào bờ do sóng tác động kết hợp điều kiện địa hình vùng bờ như hình dáng đường bờ (vũng, vịnh…) liên quan đến vị trí đón sóng tới.

Tại vùng biển ven bờ từ Bình Thuận đến Cà Mau, thời kỳ gió mùa Tây Nam thổi mạnh trùng với mùa nước lũ trên hệ thống sông Mê Kông (tháng 8-10) dòng chảy ven bờ có hướng từ Nam lên Bắc. Thời kỳ này nước sông Cửu Long (bao gồm rác thải) chảy lên phía Bắc có thể đến vùng biển Phan Thiết. Những ngày đầu tháng 10, tại Nam Bộ xảy ra triều cường mạnh kết hợp nước lũ trên các sông nên rác thải từ hệ thống các sông trong khu vực bị đẩy ra vùng biển ven bờ nhiều và trên biển Đông bắt đầu xuất hiện gió mùa Đông Bắc (cấp 3-4). Do vậy, vùng biển ven bờ Vũng Tàu là nơi gặp nhau của 2 hệ thống dòng chảy: dòng chảy lạnh có hướng từ Bắc xuống Nam và ngày càng mạnh lên; dòng chảy nóng có hướng từ Nam lên Bắc từ khu vực các cửa sông Cửu Long, Đồng Nai chảy lên vùng biển Bình Thuận với cường độ ngày càng yếu đi.

Với điều kiện tự nhiên như vậy nên ngày 7-10, rác thải trôi dạt từ hệ thống sông Cửu Long và Đồng Nai được tập trung nhiều tại vùng ven bờ Vũng Tàu và chúng bị sóng hướng Đông Đông Bắc đầu mùa đánh tấp vào khu vực Bãi Sau với số lượng lớn như trong ảnh.

Rác thải trôi dạt trên biển và tấp vào các bãi biển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là đối với rác thải nhựa. Do vậy, để khắc phục tệ trạng này, các địa phương trên cả nước (ven biển, ven sông) cũng như doanh nghiệp, cộng đồng hoạt động kinh tế trên biển, hải đảo cần có ý thức bảo vệ môi trường, không xả chất thải sinh hoạt ra sông, biển.

Sau các đợt rác tấn công bờ biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã tiến hành một chiến dịch quy mô lớn nhằm tuyên truyền, vận động người dân không xả chất thải sinh hoạt ra sông và biển. Nhờ vậy, những năm gần đây, hiện tượng rác thải trôi dạt trên biển tại Bình Thuận đã được cải thiện.

Các địa phương khác cũng cần có những chiến dịch như thế! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo