xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sân bay Long Thành: Tiến độ quá chậm!

VĂN DUẨN - HUY THANH

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo lắng trước tiến độ của dự án sân bay Long Thành hiện nay khi triển khai đang rất chậm, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và đề nghị làm rõ trách nhiệm

Chiều 27-10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14, ngày 24-11-2017 của QH về Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Đề nghị làm rõ trách nhiệm

Thảo luận về Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành, ĐB Tạ Thị Yên (Điện Biên) bày tỏ sự lo lắng vì tiến độ của dự án này đang rất chậm và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo Nghị quyết số 53/2017/QH14 của QH, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được triển khai một lần và hoàn thành trước năm 2021. Tuy nhiên, Chính phủ đề nghị kéo dài thời gian triển khai đến năm 2024, chậm 3 năm so với tiến độ đề ra. "Để chậm trễ đến 3 năm, quả là một điều rất đáng báo động" - ĐB Yên thẳng thắn.

ĐB Yên đặt vấn đề không biết chủ đầu tư đã làm việc với các cơ quan của Chính phủ để được giải quyết về vấn đề này như thế nào? Bởi lẽ nếu thuộc thẩm quyền của QH thì lẽ ra phải báo cáo ngay trong năm 2021, chậm nhất là năm 2022 khi đánh giá về khả năng không đạt tiến độ giải ngân, chứ không phải để đến bây giờ mới báo cáo QH.

ĐB Yên cũng nêu nội dung trong tổng số hộ bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất là 5.447 hộ, đã xét duyệt tái định cư cho 4.161 hộ. Vậy còn 1.286 hộ đang ở tình trạng như thế nào? Đây là vấn đề mà các cơ quan liên quan phải đặc biệt lưu ý bởi quyền lợi của người dân trong vùng dự án phải được ưu tiên hàng đầu.

Theo bà Yên, sân bay Long Thành là dự án quan trọng của quốc gia. Thủ tướng đã nhiều lần đích thân đến tận công trình để chỉ đạo, đôn đốc, giải quyết khó khăn nhưng tiến độ triển khai vẫn còn rất chậm. Việc chậm tiến độ dẫn đến việc Kho bạc Nhà nước dừng giải ngân cho dự án, do niên độ dự án (2017-2021) đã kết thúc. ĐB Yên đề nghị làm rõ trách nhiệm việc để xảy ra chậm tiến độ dự án; đồng thời cần có giải pháp, có lộ trình cụ thể để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các dự án vào khai thác, sử dụng.

Cũng nhận xét dự án này đã quá chậm, ĐB Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên - Huế) nêu lo ngại sau khi giải phóng, trả lại mặt bằng sạch, người dân chưa được ổn định đời sống. Đây là điều cần được xem xét kỹ, để không chỉ chấn chỉnh tiến độ dự án mà còn sớm ổn định đời sống người dân ở khu vực bị thu hồi đất.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Hữu Toàn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, băn khoăn việc Chính phủ đề nghị kéo dài giải ngân vốn bồi thường hỗ trợ hơn 2.500 tỉ đồng sang năm 2024, khi đây thực chất là khoản ngân sách của năm 2021 đã được QH quyết toán. "Không lẽ QH quyết nghị lại việc bổ sung vào khoản đã quyết toán? Cho rằng điều này không làm được, ĐB Toàn đề nghị rà soát nội dung này. Chủ trương chung là phải bảo đảm vốn để thanh toán cho khoản chi phí này, nhưng bố trí vào kế hoạch trung hạn nào, dự toán năm nào thì phải rõ.

Sân bay Long Thành: Tiến độ quá chậm! - Ảnh 1.

Đại biểu Tạ Thị Yên nói về sự chậm trễ tiến độ dự án sân bay Long Thành Ảnh: PHẠM THẮNG

Tăng vốn nhà nước ở dự án PPP là hợp lý

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của ĐBQH là việc Chính phủ đề xuất tăng tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) lên tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án, thay vì tối đa 50% như hiện nay.

ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM) cho rằng đầu tư hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Phải có cách tháo gỡ vướng mắc cơ chế để giải ngân vốn đầu tư công, tháo điểm nghẽn nặng nề nhất hiện nay là hạ tầng giao thông. "Dù nội dung dự thảo nghị quyết còn chưa được đồng bộ nhưng tôi hoàn toàn ủng hộ" - ông nêu quan điểm.

Theo ông Ngân, việc nâng tỉ lệ vốn nhà nước ở dự án PPP lên 70% là hợp lý vì số vốn thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ tái định cư chiếm tỉ lệ rất cao. Quy định này cũng phù hợp với Nghị quyết 98/2023/QH15 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.

Về nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn cho biết qua giám sát đã thấy rõ những vướng mắc trong triển khai thực hiện nên vừa qua chưa thu hút được các nhà đầu tư để xã hội hóa. Do đó việc nâng tỉ lệ lên 70% là hợp lý, có thể chấp nhận được. Còn theo ĐB Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long), tỉ lệ khống chế vốn nhà nước tham gia dự án PPP không vượt quá 50% trước đây khiến cho một số dự án thu hút vốn khó khăn, nhu cầu giải phóng mặt bằng lớn nên không đáp ứng đủ nhu cầu. Việc tăng tỉ lệ vốn nhà nước giúp dự án thu hút vốn tốt hơn, khai thác nguồn lực hiệu quả, giúp mở rộng không gian kinh tế - xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, băn khoăn: Mức đề xuất không quá 70% liệu có giải quyết được cơ bản vốn huy động vào dự án, mà quan trọng là dự án đó có hiệu quả hay không? Khi thu hẹp vốn tư nhân thì có thực hiện tốt việc tăng cường xã hội hóa vào dự án giao thông?

Cho rằng chưa thể đáp ứng vấn đề mà ĐB Hùng nêu, song Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết nếu chờ sửa Luật PPP sẽ mất thời gian, trong khi chúng ta đang cấp thiết thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, gắn với đầu tư công, tác động tăng trưởng kinh tế. Vì thế, việc nâng lên tỉ lệ 70% vốn nhằm tạo sức hút tốt hơn với dự án PPP, còn hiện nay 50% đang là hạn chế. 

Dự kiến chi 3.500 tỉ đồng/năm cho lực lượng an ninh cơ sở

Sáng cùng ngày, QH thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Theo Ủy ban Thường vụ QH, tính đến tháng 12-2022, toàn quốc có 84.721 thôn, tổ dân phố. Nếu mỗi thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự thì với 84.721 tổ cần có ít nhất là 254.163 người tham gia (mỗi tổ cần ít nhất 3 người). Với số lượng này, dự kiến mỗi năm phải chi 3.505 tỉ đồng cho lực lượng an ninh cơ sở. Tuy nhiên, do dự thảo luật quy định mỗi tổ bảo vệ an ninh trật tự có thể phụ trách một hoặc một số thôn, tổ dân phố, nên tổng số tổ có thể giảm, khiến cho tổng kinh phí bảo đảm cũng sẽ giảm theo. Như vậy sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí như băn khoăn của một số ĐB.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo