Nghị định 39/2023/NĐ-CP ngày 26-6-2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Nghị quyết số 73/2022/QH15 ngày 15-11-2022 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số ôtô có hiệu lực kể từ hôm nay, 1-7. Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an, cho biết với nghị định mới này, công tác đăng ký và quản lý xe bước sang một trang mới.
Đấu giá trên không gian mạng
Theo Nghị định 39/2023, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định số lượng biển số ôtô đưa ra đấu giá tại mỗi phiên đấu giá, bao gồm biển số ôtô của các tỉnh, thành phố, ký hiệu xê-ri: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z nền màu trắng, chữ, số màu đen chưa được đăng ký, dự kiến cấp mới, đang trong hệ thống đăng ký, quản lý của Bộ Công an.
Việc đăng ký tham gia đấu giá được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng tại trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá được cấp một tài khoản truy cập, được hướng dẫn cách sử dụng tài khoản, cách trả giá và các nội dung khác. Người dân có thể tham gia đấu giá ở tất cả địa phương trên cả nước. Khi trúng đấu giá, người dân mang xe ra điểm đăng ký xe ở nơi thường trú là có thể hoàn tất đăng ký, gắn biển số. Ngoài đấu giá, người dân cũng có thể đăng ký, bấm biển số tại nơi thường trú, cư trú.
Theo Thiếu tướng Lê Xuân Đức, để phục vụ đấu giá trên môi trường mạng, Cục CSGT đã chuẩn bị rất kỹ, trải qua quá trình dài từ hoàn thiện các quy định pháp luật cho đến xây dựng hệ thống, phần mềm công nghệ thông tin. Ngoài ra, Cục CSGT cũng tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác đấu giá biển số xe; lựa chọn, ký hợp đồng với đơn vị đấu giá có đủ năng lực và hạ tầng. Cơ quan này còn chuẩn bị gấp lượng biển số để người dân có thể lựa chọn. "Lượng biển số này của tất cả 63 tỉnh, thành, người dân thoải mái lựa chọn trên trang web đấu giá. Dự kiến trong một quý sẽ cấp ra khoảng 100.000 biển và trong một phiên đấu giá sẽ có nhiều cuộc đấu giá. Căn cứ mức độ, nhu cầu của người dân, của thị trường, Cục CSGT sẽ cùng đơn vị đấu giá tính toán, đưa ra số biển phù hợp để đấu giá" - Thiếu tướng Lê Xuân Đức thông tin thêm.
Một người dân đăng ký biển số xe may mắn bấm được biển số “VIP” 777.77
Công khai, minh bạch
Dự kiến phiên đấu giá đầu tiên tổ chức từ ngày 15 đến 20-8, sau khi hoàn tất các công tác chuẩn bị và đưa lượng biển số lên môi trường điện tử. Việc đấu giá được tổ chức công khai, minh bạch, thông tin được đăng trên Cổng thông tin điện tử quốc gia, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an và Cổng thông tin điện tử của Cục CSGT.
Về trình tự, thủ tục đăng ký đấu giá, Cục CSGT cho biết theo quy định, để được tham gia đấu giá, người tham gia phải nộp tiền hồ sơ, tiền đặt trước của biển số ôtô đã lựa chọn tham gia đấu giá vào tài khoản của tổ chức đấu giá tài sản và được cấp mã số tham gia đấu giá của cuộc đấu giá. Số tiền này sẽ chuyển trực tiếp vào tài khoản của tổ chức đấu giá.
Tiền đặt trước đồng giá khởi điểm là 40 triệu đồng, mỗi lần bước giá là 5 triệu đồng. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm tiếp nhận thông tin đăng ký tham gia đấu giá và tiền đặt trước liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước thời điểm tổ chức đấu giá 3 ngày. Người tham gia đấu giá truy cập trang thông tin bằng tài khoản truy cập của mình và thực hiện thủ tục đấu giá theo quy chế đấu giá.
Tại thời điểm kết thúc cuộc đấu giá trực tuyến, trang thông tin đấu giá trực tuyến xác định người trúng đấu giá, thông báo kết quả cuộc đấu giá, hiển thị biên bản đấu giá để người trúng đấu giá xác nhận, gửi vào hòm thư điện tử người tham gia đấu giá đã đăng ký. Đấu giá viên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cuộc đấu giá trực tuyến, xác thực vào biên bản đấu giá bằng chữ ký số để gửi cho người trúng đấu giá. Bộ Công an phân công cán bộ theo dõi, giám sát quá trình tổ chức đấu giá...
Biển số ôtô trúng đấu giá chỉ được cấp cho người trúng đấu giá. Trong thời hạn 12 tháng, người trúng đấu giá phải thực hiện thủ tục đăng ký ôtô để gắn biển số. Trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì được kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 6 tháng.
Cảnh báo đô thị hóa quá nhanh
Giới chuyên môn cho rằng ở một số khu vực trung tâm TP Đà Lạt, quá trình đô thị hóa quá nhanh, mật độ xây dựng lớn, nhà cửa san sát nhau không một chỗ hở, dồn nén quá nhiều, đặc biệt là các khu vực ven triền đồi làm tiêu giảm khả năng thoát nước, nhất là khi thời tiết cực đoan, mưa lớn.
Do vậy, khi nước tích tụ, với đặc thù nền đất bazan xốp của Đà Lạt sẽ gây nguy cơ sạt lở cao.
Bình luận (0)