xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sau điện thoại là gì nữa?

A.Q

Hai con tôi cùng học Trường Trung học Thực hành Sài Gòn. Vừa rồi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm phổ biến quy định chung của nhà trường: Trong ngày đi học, từ giờ vào lớp (6 giờ 55 phút) đến giờ ra lớp (17 giờ 20 phút), học sinh (HS) không được phép sử dụng điện thoại di động trong khuôn viên nhà trường (trong lớp học hiển nhiên cấm). Khi cần dùng với mục đích chính đáng, HS phải xin phép giáo viên (trong lớp) hoặc giám thị (trong khuôn viên trường). HS nào vi phạm sẽ bị trừ điểm hạnh kiểm.

Quy định nội bộ này được phụ huynh đồng tình. Nhiều người chia sẻ với nhau: "Mấy tháng nghỉ ở nhà vì Covid-19, "tụi nó" bấm điện thoại suốt, cấm chẳng được. "Tụi nó" đi học lại, mình mừng quá chừng!".

Thực tế "đau khổ" nhiều ông bố bà mẹ đang đối mặt là con cái dùng điện thoại thông minh để chơi game, mạng xã hội... đến mức "nghiện". Khuyên nhủ, la rầy chẳng được, bố mẹ tức quá chỉ còn cách... đập nát điện thoại! Thế là bất hòa. Không chỉ ở những đô thị, các vùng nông thôn cũng đang gặp phải tình trạng này.

Vậy mà Bộ Giáo dục và Đào tạo lại có quy định mới trong Thông tư 32 ban hành Điều lệ trường THCS, THPT - theo đó cho phép HS từ ngày 1-11-2020 được sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ việc học tập. Cho dù quy định mới này có "thòng" thêm câu "nhưng phải được giáo viên đồng ý", song vẫn gây rất nhiều quan ngại trong dư luận. Đành rằng công nghệ hỗ trợ dạy và học là xu thế nhưng ngành giáo dục đã áp dụng nhiều thứ rồi, như bảng tương tác điện tử, sách giáo khoa điện tử, bài giảng số hóa, hình ảnh thực tế ảo (VR)... Những thứ này giáo viên hoàn toàn kiểm soát được, còn điện thoại di động thì rất khác, làm sao thầy cô có thể bao quát được việc sử dụng thiết bị cầm tay cá nhân của 40-50 HS cùng lúc, làm sao biết rõ HS đang dán mắt vào điện thoại để học hay để chơi?

Lo HS dùng điện thoại làm chuyện tai hại là một lẽ; xa hơn, thiết bị điện tử này nếu HS "lậm vào" thì sẽ bị triệt tiêu sự động não, sáng tạo; hình thành cung cách giao tiếp thụ động, thờ ơ, thậm chí vô lễ và dần dần sẽ trở nên vô cảm. HS bây giờ hễ bí là tra Google, kể cả khi giải toán và các em siêng "chat chit" trong không gian ảo hơn là trò chuyện với bố mẹ ngoài đời thực. Đó là những mối nguy cho một (hay nhiều) thế hệ tương lai.

Ngành giáo dục gần đây liên tục dồn gánh nặng lên phụ huynh, giáo viên và HS. Từ sách giáo khoa tốn kém và nặng nề về khối lượng bài học/kiến thức đến chuyện buộc giáo viên thêm nhiệm vụ kiểm soát HS sử dụng điện thoại ra sao..., đây đâu phải là đổi mới giáo dục! Cho HS dùng điện thoại trong giờ học và buộc giáo viên phải theo dõi, làm vậy có khác nào "thả gà ra đuổi"! Phụ huynh lo lắng nhiều hơn, giáo viên chịu nhiều áp lực hơn và HS có nguy cơ mất nhiều hơn được, vậy thì phải nghiêm túc xem xét lại quy định mới này trước ngày có hiệu lực áp dụng.

Đừng để sau quy định về điện thoại là các dịch vụ "bia kèm mồi" thay nhau chào bán vào trường như gói cước, phần mềm, sim - số, thậm chí là "Điện thoại học đường"! Xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là biến giáo dục và đào tạo thành thị trường bán buôn; và cũng đừng biến HS thành "rô-bốt", thay vào đó hãy tăng cường dạy kỹ năng sống và văn hóa ứng xử cho các em bên cạnh nhiệm vụ trao truyền kiến thức. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo