Ngày 22-10, phóng viên Báo Người Lao Động, dùng flycam quay và chụp từ trên cao nhìn xuống tại KDL quốc gia Hồ Tuyền Lâm tại phường 3 và phường 4, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), xác định những hình ảnh đang lan truyền mạng xã hội vừa qua cho rằng phá nát rừng ở đây là sai sự thật, gây hiểu nhầm và ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh đẹp về Đà Lạt.
Một góc KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt nhìn từ trên cao.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng, cho biết hiện vụ việc đang giao bên thanh trả sở vào cuộc xác minh điều tra, truy tìm địa chỉ mạng xã hội đã tung tin sai sự thật về KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm để có hướng xử lý.
KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt
Trước đó, trên các trang mạng xã hội lan truyền hình ảnh từ trên cao so sánh sự tàn phá rừng kéo theo nhiều hệ lụy cho rằng xảy ra tại KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt gây xôn xao dư luận bức xúc.
KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt
Cụ thể, trên page facebook có tên Nhận Diện Sự Thật đăng tải thông tin kèm hình ảnh khẳng định "Đây là không ảnh chụp hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt. Chụp ngày 01/3/2020 và 17/10/2020. Trong vòng hơn 7 tháng 290.000 m2 rừng bị các quan đốn hạ, xóa sạch…".
KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt
Một tài khoản facebook khác có tên Nguyễn Xuân Thắng đăng hình ảnh và kèm trạng thái cho rằng "Chính vì phá rừng thế này mai mốt ngập lụt đến lại trở thành nạn nhân, lại đi kêu gọi từ thiện, kêu gọi sự xót thương. Thật là luẩn quẩn...".
KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt nhìn từ trên cao.
Những thông tin sai sự thật nêu trên ngay lập tức thu hút hàng ngàn lượt thích kèm chia sẻ và bình luận phẫn nộ về mức tàn phá rừng đang xảy ra ở hồ Tuyền Lâm Đà lạt.
Một số hình ảnh sai sự thật ở KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt gây bức xúc trong dư luận.
Bình luận (0)