xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sửa tiêu chí cấp độ dịch Covid-19

Ngọc Dung

Dự kiến bộ tiêu chí mới đánh giá cấp độ, nguy cơ dịch Covid-19 sẽ chủ yếu dựa trên số ca nhập viện, số ca tử vong và năng lực y tế của các địa phương

Bộ Y tế cho biết đang sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 4800 về đánh giá cấp độ dịch Covid-19 nhằm kiểm soát linh hoạt, hiệu quả dịch Covid-19 cho phù hợp tình hình mới.

Sửa đổi là hợp lý

Bộ tiêu chí mới vẫn dựa trên nền tảng bộ tiêu chí cũ ban hành đầu tháng 10-2021 và tiếp tục thống kê số ca mới mắc Covid-19, để từ đó xác định xu hướng của dịch cũng như tỉ lệ ca bệnh chuyển nặng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết dựa trên tình hình hiện nay, bộ tiêu chí mới sẽ chú trọng số ca bệnh phải nhập viện và số tử vong, không quá quan trọng về tỉ lệ ca nhiễm trong cộng đồng. Hiện việc điều trị ca nhiễm triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại nhà đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương, tình hình bệnh nhân nặng và tử vong trên cả nước nhìn chung đã giảm.

Cùng quan điểm, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng việc sửa đổi là hợp lý, bởi hiện tỉ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 rất cao. Số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi đạt 100%, 2 mũi đạt 95,6%, 3 mũi đạt 18,6%; trẻ em (12-17 tuổi) tiêm mũi 1 đạt 94,1%, đủ 2 mũi đạt 82,2%.

Theo thống kê sơ bộ, số tử vong đã giảm từ khoảng 300-350 ca/ngày tại thời kỳ đỉnh dịch xuống còn khoảng 150 ca, chủ yếu là người mắc bệnh nền, người già, trong đó phần lớn (trên 70%) là người chưa tiêm vắc-xin. Hơn nữa, thời gian qua số mắc Covid-19 phần lớn là nhẹ, trong khi chúng ta đã có kinh nghiệm trong phòng chống và đầu tư cho hệ thống y tế cũng được tăng lên.

Sửa tiêu chí cấp độ dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Các địa phương vẫn đang khẩn trương nâng cao tỉ lệ bao phủ vắc-xin Covid-19.Ảnh: Hoàng Nguyễn

Quan tâm số ca nặng

Hiện việc đánh giá cấp độ dịch được dựa trên 3 tiêu chí: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần; tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19 và bảo đảm khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng đánh giá số ca nhiễm mới trên 100.000 dân một tuần không còn quá quan trọng. Dù số ca mắc vẫn cao, trung bình trong 7 ngày qua là hơn 15.000 ca/ngày, tuy nhiên số tử vong tiếp tục giảm. Hà Nội có số ca mắc mới cao nhất cả nước trong nhiều tuần qua nhưng tỉ lệ tử vong dưới 0,4%. TP HCM trong 3 tuần liên tiếp duy trì vùng xanh. Số ca mắc, chuyển nặng và tử vong mỗi ngày tại TP HCM giảm sâu, có ngày chỉ 1 trường hợp và dưới 100 ca nhiễm mới.

PGS-TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng cần thiết phải sửa tiêu chí đánh giá cấp độ dịch bệnh. Việc phân loại cấp độ dịch cần tập trung chủ yếu vào số lượng ca nặng phải nhập viện và tỉ lệ tử vong; chỉ số giường bệnh hồi sức cấp cứu, số giường bệnh sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân nặng kèm theo bệnh lý nền. Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia bao phủ vắc-xin nhanh nhất, tỉ lệ cao, ngang bằng giữa các tỉnh, thành phố nên tỉ lệ tiêm vắc-xin không cần đưa vào để đánh giá cấp độ dịch. Nếu vẫn cứng nhắc dựa vào số ca nhiễm để xếp loại nguy cơ dịch thì sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực phục hồi kinh tế.

Về tiêm vắc-xin, ông Hùng cho rằng nên chú trọng vào nhóm dân từ 50 tuổi, có bệnh nền. Những người này cần được tiêm mũi bổ sung hoặc tăng cường để ngăn nguy cơ chuyển nặng và tử vong nếu nhiễm bệnh. Đánh giá cấp độ dịch chỉ nên đưa ra 3 nội dung: Tỉ lệ ca bệnh nặng, tử vong; năng lực y tế của địa phương và tỉ lệ tiêm vắc-xin cho người từ 50 tuổi trở lên.

Cùng quan điểm, ông Phu cho rằng các địa phương đang triển khai tiêm mũi bổ sung và mũi nhắc lại, do đó chỉ cần quy định về tiêm mũi 3 trong tiêu chí mới. Đánh giá cấp độ dịch chính xác sẽ đưa ra những đáp ứng phù hợp, tránh tình trạng không đáp ứng đúng nguy cơ dẫn đến không kiểm soát được dịch nhưng khi phản ứng thái quá sẽ ảnh hưởng tới kinh tế và an sinh xã hội.

Theo ông Phu, chúng ta đã chuyển hướng chống dịch từ "Zero Covid", sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch", trong đó nới lỏng tất cả các hoạt động. Vì vậy, nên tạo điều kiện cho dân về quê ăn Tết. Bộ Y tế đã đề nghị không cách ly y tế, trừ một số trường hợp thuộc diện theo dõi sức khỏe hoặc đang ở trong khu phong tỏa. 

Tạo điều kiện cho người nhập cảnh

Bộ Y tế cho biết ngày 26-1 nước ta ghi nhận 15.885 ca mắc Covid-19 tại 61 tỉnh, thành phố; 20.540 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Đến nay, nước ta đã ghi nhận 166 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại 14 tỉnh, thành phố.

Cùng ngày, Bộ Y tế có văn bản về việc tạo điều kiện cho người nhập cảnh vào Việt Nam nhân dịp Tết Nguyên đán 2022, trong đó hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch gồm thực hiện 5K, khai báo y tế trước khi nhập cảnh và ngay khi về đến điểm lưu trú... Trước đó, Bộ Y tế cũng quy định đối với người nhập cảnh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh trong 72 giờ trừ trẻ em dưới 2 tuổi, khai báo y tế trước khi nhập cảnh. Khi nhập cảnh cần cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế theo dõi sức khỏe theo quy định của Việt Nam. Trường hợp người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và vợ/chồng, con chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều sẽ được tiêm miễn phí trong thời gian cách ly (nếu có nhu cầu); trả chi phí xét nghiệm, chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và các chi phí liên quan khác (nếu có) theo quy định.

N.Dung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo