xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng nhanh đàn heo để bảo đảm cung - cầu

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Để cân bằng cung cầu mặt bằng thịt heo trên thị trường hiện nay, Việt Nam cần tăng thêm khoảng 800.000 - 1 triệu con heo nái và khoảng 3-5 triệu con heo thịt

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết trước khi xảy ra dịch tả heo châu Phi, số lượng heo xuất chuồng năm 2018 là 49 triệu con, tương đương 3,82 triệu tấn thịt hơi; năm 2019 chỉ 38 triệu con, sản lượng gần 3,3 triệu tấn thịt hơi.

Cơ bản đáp ứng nhu cầu

Năm 2019, đàn heo nái còn 2,7 triệu con, tương đương mức giảm 31,5%. Do đó, để cân bằng cung cầu, Việt Nam cần tăng thêm khoảng 800.000 - 1 triệu con heo nái và khoảng 3-5 triệu con heo thịt.

Tổng đàn heo của cả nước hiện đạt gần 24,89 triệu con. Trong số này, 15 doanh nghiệp (DN) chăn nuôi heo quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh nuôi giữ khoảng 35% đàn heo thương phẩm và tốc độ tái đàn khu vực này đang rất nhanh, đạt trên 17%.

Theo dự báo của Cục Chăn nuôi, chu chuyển đàn heo theo quý năm 2020 như sau: quý II, tổng đàn đạt 25,8 triệu con (tăng lên 2,9 triệu con nái); quý III, tổng đàn đạt 27,5 triệu con (đạt 2,96 triệu con nái); quý IV, tổng đàn đạt 29 triệu con (cán mốc 3 triệu con heo nái).

"Năm 2020, sản lượng thịt xuất chuồng quý I đạt hơn 811.000 tấn, dự kiến quý II đạt hơn 900.000 tấn, quý III trên 1 triệu tấn và quý IV đạt 1,1 triệu tấn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhu cầu heo thịt xuất chuồng trung bình mỗi quý năm 2018 khoảng 920.000 tấn. Như vậy, quý III và quý IV/2020, chúng ta sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt heo" - Cục Chăn nuôi thông tin.

Khó khăn về con giống

Tuy nhiên, công tác tái đàn cũng gặp khó khăn khi vừa qua, các DN lớn sản xuất heo giống chủ yếu thay thế nội bộ của DN và mạng lưới gia công, rất hạn chế bán con giống ra ngoài. Do đó, giá heo giống hiện nay rất cao, từ 2,5 triệu đến hơn 3 triệu đồng/con.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Văn Sửu, nhấn mạnh chăn nuôi heo đóng vai trò hết sức quan trọng với địa phương này, bởi phải phục vụ nhu cầu cho 10 triệu dân. Trước khi xảy ra dịch tả heo châu Phi, TP Hà Nội có tổng đàn heo 1,8 triệu con nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu. Sau dịch, có khi Hà Nội chỉ còn 0,9 triệu con, nay phục hồi lên 1,2 triệu con.

Ông Sửu cũng cho biết TP Hà Nội chi 150 tỉ đồng hỗ trợ riêng cho lĩnh vực chăn nuôi, chủ yếu nuôi heo. Tuy nhiên, để tái đàn hiệu quả, đáp ứng tiến độ, TP Hà Nội đề xuất Bộ NN-PTNT cần có chính sách đối với DN đang giữ đàn heo "cụ kỵ, ông bà" quy mô lớn vì đây là nguyên liệu quan trọng hàng đầu cho việc tăng đàn trong tương lai.

Tăng nhanh đàn heo để bảo đảm cung - cầu - Ảnh 1.

Để bảo đảm an toàn cho vật nuôi, nhiều cơ sở đang hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh

Là một trong những địa phương có tổng đàn heo lớn nhất nước, ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết tổng đàn heo ở Đồng Nai hiện khoảng 2,1 triệu con, giảm trên 19% so cùng kỳ năm 2019.

Để bảo đảm an toàn cho vật nuôi, tỉnh Đồng Nai đang hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và áp dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi. Nếu đơn vị, nông hộ nào không đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học thì chưa cho tái đàn để tránh dịch bệnh tái phát, lây lan. Đến nay, 10/11 địa phương của tỉnh Đồng Nai đã triển khai thực hiện (trừ TP Biên Hòa có lộ trình di dời chăn nuôi khỏi đô thị). Kết quả, 328 cơ sở đã tái đàn, tăng đàn đạt số lượng gần 220.000 con.

Tuy nhiên, ông Chánh nhấn mạnh việc tái đàn đang gặp một số khó khăn do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó mua heo giống bởi giá ở mức cao, các cơ sở sản xuất - kinh doanh giống lớn không cung cấp ra ngoài.

Để đạt mục tiêu tăng tổng đàn, ông Võ Văn Chánh đề nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo các trung tâm giống thuộc quản lý của bộ tăng cường sản xuất để cung cấp con giống cho các cơ sở chăn nuôi và có cơ chế, chính sách hỗ trợ con giống trong giai đoạn hiện nay.

Tháo gỡ nhanh mọi kiến nghị

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý với bối cảnh dịch chồng dịch như hiện nay, để hoàn thành tăng trưởng đàn heo 20% từ nay đến cuối năm là nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi phải quyết tâm, đoàn kết rất cao từ Chính phủ, các bộ - ngành, DN và đặc biệt là chính quyền các địa phương.

Bộ trưởng lưu ý 7 giải pháp trọng tâm, trong đó khẳng định các địa phương nắm quyền quyết định trong thúc đẩy tái đàn, tăng đàn heo, kiểm soát dịch bệnh và quy mô tăng đàn, tránh để cuối cùng lại "ngã ngửa" phải đi giải cứu thịt heo. Cần sự "hà hơi tiếp sức" giúp đỡ, chia sẻ từ DN lớn, từ địa phương đối với khu vực chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ khi đang gặp rất nhiều khó khăn để tái đàn, tăng đàn. Đó là thiếu vốn, thiếu giống, thiếu giải pháp an toàn sinh học rồi thiếu cả trình độ, nhận thức. Bởi ngoài 35% thị phần của 15 DN lớn, vẫn rất cần 65% thị phần của khu vực trang trại, gia trại, nông hộ mới tạo ra được một thị trường chung, ổn định.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cam kết sẽ rà soát mọi văn bản và chỉ đạo các đơn vị chuyên môn kịp thời tháo gỡ nhanh mọi kiến nghị, chính sách của các địa phương, DN, người dân trong tái đàn và phát triển chăn nuôi heo bền vững. 

Phải đặc biệt an toàn

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đặc biệt lưu ý mặc dù số liệu thống kê trên 99% số xã đã không công bố phát sinh ổ dịch mới nhưng mầm bệnh dịch tả heo châu Phi vẫn còn đầy ngoài môi trường, nên việc tái đàn heo phải đặc biệt an toàn, bảo đảm và đáp ứng cơ bản các tiêu chí an toàn sinh học mới được phép tái đàn, nếu không sẽ bùng phát dịch trở lại là thiệt đơn, thiệt kép.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo