xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tết Độc lập đầu tiên ở Sài Gòn

Bài và ảnh: Lý Nguyễn

Ngày 2-9-1945, cùng cả nước, Xứ ủy và Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ tổ chức "Lễ Độc lập" tại Sài Gòn. Ông Võ Anh Tuấn, 96 tuổi, nguyên Đại sứ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, vẫn nhớ như in ngày tham gia Tết Độc lập đầu tiên của dân tộc.

Ông Tuấn kể: Dù ngày 2-9 buổi lễ mới chính thức diễn ra, nhưng từ chiều 1-9, người dân ở nhiều tỉnh lân cận đã tập trung về Sài Gòn. Sáng sớm 2-9, một đoàn xe gồm 10 chiếc chở người dân từ Campuchia về tham dự lễ. Không khí hôm đó như một ngày hội, vì với nhiều người, ngày Tết Độc lập năm ấy đã giúp họ đổi đời. Đó là từ thân phận người dân của một nước thuộc địa đã trở thành công dân một nước độc lập!

"Sáng hôm đó, tôi ở ngoại ô TP Sài Gòn - Chợ Lớn (nay là phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP HCM) đã hòa vào dòng người mang theo cờ, hoa, kéo nhau về đại lộ Cộng Hòa (nay là đường Lê Duẩn) tập trung sau nhà thờ Đức Bà tham dự lễ. Buổi lễ hôm đó có khoảng 1 triệu người, ai nấy đều vui mừng, phấn khởi, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam Dân chủ muôn năm", "Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm"… Đặc biệt, câu khẩu hiệu "Độc lập hay là chết", thể hiện quyết tâm của nhân dân là bảo vệ nền độc lập đến cùng" - ông Võ Anh Tuấn nhớ lại.

Tết Độc lập đầu tiên ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Ông Võ Anh Tuấn, người vinh dự được tham gia Tết Độc lập đầu tiên tại Sài Gòn

Theo ông Võ Anh Tuấn, sở dĩ người dân tập trung đông tham dự lễ mít tinh ngày Tết Độc lập là ngoài việc biểu dương lực lượng thì mọi người muốn nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Thế nhưng, tại buổi lễ khi Đài Phát thanh Bạch Mai (Hà Nội) truyền thanh trên sóng phát thanh bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh - thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc, do máy phát và máy thu đều quá cũ nên việc tiếp sóng không thực hiện được. Trước tình huống này, Bí thư Xứ ủy kiêm Chủ tịch Lâm ủy Hành chánh Nam Bộ Trần Văn Giàu bước lên khán đài phát biểu về ý nghĩa ngày độc lập, tuyên bố cho quốc dân đồng bào biết và ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Nhờ vậy, buổi lễ mít tinh mừng ngày độc lập đầu tiên tại Sài Gòn diễn ra trật tự, tốt đẹp.

Sau lễ mít tinh, dòng người cầm trên tay cờ, hoa, khẩu hiệu tiếp tục tuần hành qua các tuyến phố của Sài Gòn và đi về khu vực Chợ Lớn ăn mừng Tết Độc lập. Bởi nơi đây mới diễn ra cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân và cũng là để chào mừng chính quyền mới của tỉnh Chợ Lớn.

Như vậy, ngày 2-9-1945 mãi mãi ghi vào lịch sử thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và Gia Định như một mốc son vĩ đại nhất, vẻ vang nhất, là ngày hội lớn của đông đảo các tầng lớp nhân dân thành phố và các tỉnh lân cận. Đó là ngày chấm dứt chế độ thực dân phong kiến trên đất nước ta, ngày ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo