xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu phí cảng biển tại TP HCM: Những chuyện chưa kể

THU HỒNG

(NLĐO) - Ngành giao thông TP HCM đóng góp cho ngân sách TP 1.869 tỉ đồng qua 9 tháng triển khai Đề án thu phí hạ tầng cảng biển.

Nhớ lại những ngày đầu triển khai thu phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, nói: “Tôi vẫn còn hồi hộp bởi số lượng doanh nghiệp ảnh hưởng lên gần 60.000, số phí thu được mỗi ngày khoảng 7 tỉ đồng. Chỉ việc đọc báo để nghe ngóng phản hồi của doanh nghiệp, các hiệp hội cũng khiến tim tôi đập thình thịch”.

*Phóng viên: Lần đầu tiên, ngành giao thông mà cụ thể là Sở GTVT đóng góp cho ngân sách TP 1.869 tỉ đồng qua 9 tháng triển khai Đề án thu phí hạ tầng cảng biển. Ông có thể chia sẻ kết quả của đề án này?

- Ông Trần Quang Lâm: Năm 2022, Sở GTVT đã nỗ lực và hoàn thành nhiều nhiệm vụ lớn, trong đó có những nhiệm vụ rất khó và lần đầu tiên thực hiện như: Chủ trì tham mưu các cấp thẩm quyền trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM với thời gian chuẩn bị kỷ lục.
Đặc biệt đã chủ trì xây dựng, trình Đề án và tổ chức triển khai thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển TP HCM (gọi tắt là Đề án thu phí hạ tầng cảng biển).

Theo Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND của HĐND TP, Đề án thu phí hạ tầng triển khai thu từ ngày 01-07-2021, tuy nhiên để đồng hành chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp sau đại dịch Covid 19, thành phố đã lùi thời hạn thu phí, bắt đầu thu từ 00 giờ ngày 01-04-2022.
Hơn 9 tháng thực hiện, kết quả đạt được hết sức khả quan khi tổng số doanh nghiệp cảng bến tham gia phối hợp thu phí là 362 cảng trên cả nước; khoảng 58.012 doanh nghiệp đăng ký kê khai nộp phí, khoảng 1.9 triệu tờ khai thu phí được Cảng vụ đường thủy xử lý và số phí thu được từ ngày 1-4-2022 đến ngày 31-12-2022 là 1.869 tỉ đồng, mỗi ngày bình quân thu 7 tỉ đồng, vượt 14% so với dự toán.

Đối với tôi, đây là niềm vui lớn vì chính sách do Sở GTVT tham mưu xây dựng, ban hành đi vào thực tế hết sức thành công. Chưa kể, việc thu phí hoàn toàn qua hệ thống ngân hàng, không thu tiền mặt, không phải tổ chức bộ máy cồng kềnh.

Thu phí cảng biển tại TP HCM: Những chuyện chưa kể - Ảnh 1.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP HCM

*Để đạt được những kết quả trên, lãnh đạo Sở và các phòng ban liên quan đã nỗ lực ra sao, thưa ông?

-Đây là thành quả phối hợp chặt chẽ giữa Sở GTVT, Hải quan TP HCM và các doanh nghiệp quản lý cảng bến, bên cạnh đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy TP HCM, HĐND và UBND TP.
Trong điều kiện ngân sách thành phố còn khó khăn, nguồn vốn bố trí cho đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng kết nối khu vực cửa khẩu cảng biển còn hạn chế thì đây là nguồn thu hết sức ý nghĩa của thành phố góp phần giải quyết nguồn vốn đầu tư cho hệ thống hạ tầng kết nối cảng biển.

Tôi nhớ những ngày cuối năm 2019, khi Thành phố giao Sở GTVT nghiên cứu xây dựng Đề án, tôi hết sức lo lắng vì Sở GTVT là sở chuyên ngành về kỹ thuật, không phải chuyên môn về tài chính, việc xây dựng một đề án thu phí cho một thành phố lớn như TP HCM là điều không dễ dàng. Chưa kể, Đề án sẽ tác động lớn đến gần 60.000 doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra trong thời gian ngắn, không thể thuê tư vấn.

Sở GTVT đã tham mưu UBND TP thành lập Tổ công tác liên ngành gồm nhiều thành viên từ các sở ngành có liên quan. Tổ công tác đã trực tiếp ra TP Hải Phòng làm việc với Sở Tài chính, Cục Hải quan TP Hải Phòng để nghiên cứu và học tập kinh nghiệm, nắm được cách xây dựng mức phí, quy trình thu phí cũng như tổ chức đi tham quan việc kiểm soát thu phí tại các cảng biển. Đây chính là những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, là tiền đề để Sở GTVT nghiên cứu và xây dựng Đề án.

Về TP HCM, Sở GTVT quyết định giao nhiệm vụ thu phí cho Cảng vụ đường thủy nội địa- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
Ban đầu dự kiến thu phí từ ngày 01-07-2021 nên lãnh đạo các phòng có liên quan và Cảng vụ đường thủy nội địa đã phải làm ngày, làm đêm từ bước lập dự toán xin bố trí kinh phi khi chưa có nguồn thu phí, làm việc với các tư vấn, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phần mềm Thiết kế Hệ thống thu phí, nhà thầu cung cấp dịch vụ phần cứng cũng như lựa chọn Ngân hàng đủ năng lực để tham gia hệ thống thu phí ....

Thu phí cảng biển tại TP HCM: Những chuyện chưa kể - Ảnh 2.

Nguồn thu lớn từ Đề án thu phí hạ tầng cảng biển sẽ giúp đầu tư các dự án giao thông quanh cảng

*Khó nhất trong quá trình xây dựng Đề án là gì, thưa ông ?

-Cái khó nhất là làm sao thuyết phục và tạo được sự đồng thuận của lãnh đạo các kho, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa hợp tác hỗ trợ, kiểm soát việc thu phí.

Chúng tôi cùng Cục Hải quan TP, Cảng vụ đường thủy nội địa tổ chức rất nhiều buổi làm việc, bình quân 1 tuần 2 lần. Tuy nhiên từ tháng 5-2021, dịch Covid 19 bùng phát dữ dội, thành phố thực hiện giãn cách xã hội, các buổi làm việc rất khó khăn và linh động chuyển sang họp trực tuyến. Sau nhiều lần trao đổi, các đơn vị quản lý Kho, Cảng đồng ý tham gia hợp tác, hỗ trợ kiểm soát và cùng góp ý cho thiết kế hệ thống thu phí được hoàn thiện.

Đặc biệt, trước thời điểm thu phí 0 giờ ngày 1-4-2022, lãnh đạo, toàn thể nhân viên Cảng vụ đường thủy đã tập trung toàn bộ nhân lực trực 24/7 để thực hiện các công việc chuẩn bị thu phí ( làm 24 giờ/7 ngày/2 ca) cũng như bước vào giai đoạn thu phí.

Trong quá trình thu phí đã thiết lập các nhóm chỉ đạo công tác trên Zalo như: Nhóm pháp lý để giải đáp các thắc mắc về pháp lý của DN; Nhóm kỹ thuật để giải quyết những vướng mắc về kỹ thuật trong quá trinh kê khai, nộp phí, đối soát; Nhóm đối soát thu phí với Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Doanh nghiệp, Kho Cảng, Hải quan; Nhóm chuyên xử lý các sự cố... 

Các nhóm thường xuyên trực tiếp trao đổi trên Zalo để kịp thời giải quyết công việc. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, Tổng đài Callcenter giải đáp các thắc mắc bình quân nhận 7.000 đến 9.000 cuộc gọi/ngày, hiện nay mỗi ngày nhận bình quân 100 cuộc gọi. Các cuôc gọi đều được tổng đài viên giải đáp.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng như trên đã giúp việc hoạt động thu phí ổn định, không bị xáo trộn hay ảnh hưởng đế việc thông quan hàng hóa tại các kho bãi và bến cảng.

*Thưa ông, với số phí thu được, TP sẽ đầu tư vào những công trình nào, thời gian ra sao, thưa ông?

-Toàn bộ số phí hạ tầng thu được sẽ được nộp vào ngân sách Thành phố để bố trí đầu tư cho các công trình kết nối hạ tầng cảng biển theo từng giai đoạn 2021-2024.
Cụ thể: Mở rộng đường Vành đai 2, các đoạn từ cầu Mỹ Thủy đến cầu Phú Hữu, mở rộng đường Nguyễn Thị Định từ nút giao Mỹ Thủy đến phà Cát Lái, xây dựng đường liên cảng Cát Lái – Phú Hữu, mở rộng trục đường Bắc Nam từ Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm…

Riêng năm 2023, TP triển khai thi công Nút giao An Phú, xây dựng hoàn chỉnh nút giao Mỹ thủy; Trình HĐND xem xét thông qua chủ trương đầu tư một số dự án trọng điểm như dự án Vành đai 2 (đoạn 1,2), mở rộng đường Võ Chí Công, nâng tĩnh không cầu Bình triệu 1, Bình Phước 1…

*Xin cám ơn ông.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo