xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng: Chủ động hỗ trợ doanh nghiệp

MINH CHIẾN

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng, kịp thời, hiệu quả hơn

Ngày 4-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2023.

Niềm tin thị trường đã phục hồi

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết kinh tế vĩ mô tháng 6 và 6 tháng đầu năm cơ bản ổn định.

Theo Bộ trưởng, nhiều chỉ số quan trọng như tốc độ tăng trưởng, công nghiệp, dịch vụ, giải ngân vốn đầu tư công, thành lập doanh nghiệp (DN), thu hút FDI, thị trường chứng khoán dần lấy lại được đà tăng trưởng, tháng sau cao hơn và tích cực hơn tháng trước. "Điều này cho thấy tâm lý xã hội và niềm tin thị trường đã phục hồi tích cực, tạo tiền đề tốt cho thực hiện các công việc, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm" - ông Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, nhiều địa phương thuộc các vùng động lực quan trọng đã có mức tăng trưởng GRDP quý II cao hơn quý I, như: TP HCM tăng 5,87% (quý I tăng 0,7%); Bình Dương tăng 5,7% (quý I tăng 1,7%); Đồng Nai tăng 4,8% (quý I tăng 3,1%); Bắc Giang tăng 13,8% (quý I tăng 8,1%)…

Tại điểm cầu TP HCM, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cho biết trong quý II/2023, các chỉ số như sản xuất công nghiệp, doanh thu bán lẻ hàng hóa, kim ngạch xuất nhập khẩu đều cải thiện, góp phần cải thiện bức tranh kinh tế của thành phố 6 tháng qua. Đáng chú ý trong nửa đầu năm 2023, TP HCM đã và đang tiếp nhận giải quyết 113 kiến nghị của 232 DN nhà nước; 169/189 kiến nghị thuộc 148 dự án bất động sản (BĐS) đã được tiếp nhận và có định hướng giải quyết; 20/44 hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư và gia hạn chủ trương đầu tư được tiếp nhận để giải quyết.

Hai kịch bản tăng trưởng

Bên cạnh những gam màu sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội nửa đầu năm 2023, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng lưu ý khó khăn, thách thức đặt ra còn rất lớn, tạo rủi ro, sức ép lên công tác điều hành tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn về ngân sách nhà nước, đầu tư, tiêu dùng, lao động - việc làm, an sinh xã hội. Bộ KH-ĐT đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng quý II và cả năm 2023. Kịch bản 1: Tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6%; tăng trưởng quý III đạt 6,8%, quý IV đạt 9%. Kịch bản 2: Tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6,5%; tăng trưởng quý III đạt 7,4%, quý IV đạt 10,3%.

Thủ tướng: Chủ động hỗ trợ doanh nghiệp - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị ngày 4-7 Ảnh: NHẬT BẮC

Để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng năm 2023, Bộ KH-ĐT cho rằng cần sớm tháo gỡ khó khăn, phát triển bền vững các thị trường chứng khoán, BĐS, trái phiếu DN, lao động. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp tại Nghị quyết 33 về thị trường BĐS, Nghị quyết 06 về thị trường lao động. Cùng với đó, theo dõi chặt chẽ tình hình, xử lý vướng mắc, hoàn thiện quy định, tổ chức vận hành thị trường trái phiếu DN để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho DN.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết 33 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Bộ trưởng đề nghị cần coi đây là nhiệm vụ cấp bách quan trọng và phải tập trung giải quyết theo nguyên tắc là vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cấp nào thì cơ quan đó, cấp đó phải có trách nhiệm trực tiếp giải quyết dứt điểm. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn về vốn cho thị trường BĐS.

Về phía địa phương, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ những khó khăn cho DN. Đồng thời, thúc đẩy các động lực tăng trưởng như đầu tư công, đầu tư tư nhân, chương trình khuyến mãi tiêu dùng, du lịch, hỗ trợ các DN sản xuất - xuất khẩu. TP HCM kiến nghị Chính phủ tập trung giải quyết các tồn đọng về thị trường BĐS, tín dụng, trái phiếu, thủ tục về PCCC, đăng kiểm; kiến nghị Thủ tướng sớm phê duyệt kế hoạch sắp xếp DN nhà nước tại TP HCM, Bộ KH-ĐT tiếp tục cùng TP HCM hoàn thiện đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế. Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP HCM cũng kiến nghị sửa đổi một số nghị định về hải quan, xuất nhập khẩu, an toàn thực phẩm với hàng hóa nhập khẩu.

Đẩy mạnh đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong 6 tháng cuối năm, cần ưu tiên tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là phải ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng khoảng 6,5%, lạm phát khoảng 4,5% và bảo đảm đời sống nhân dân. Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng, kịp thời, hiệu quả hơn; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý. Theo Thủ tướng, việc chuyển chính sách tiền tệ sang hướng "linh hoạt, nới lỏng hơn" trong điều kiện hiện nay là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, tín dụng, thúc đẩy phục hồi, phát triển sản xuất - kinh doanh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. Trong đó lưu ý cần đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các công trình hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia đi qua các địa phương. "Chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động, tích cực giải quyết cung cấp vật liệu xây dựng thông thường cho các dự án đường cao tốc" - Thủ tướng yêu cầu. Cùng với đó, bảo đảm đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất - kinh doanh của DN và tiêu dùng của nhân dân.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, khắc phục ngay tình trạng sản xuất - kinh doanh trì trệ, khôi phục và tìm kiếm thị trường, đơn hàng mới. Thủ tướng yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương phải chủ động rà soát, có biện pháp, hành động cụ thể để hỗ trợ DN, nhà đầu tư kịp thời, thiết thực, hiệu quả, không hứa suông. Bên cạnh đó, bảo đảm an sinh xã hội, việc làm và đời sống nhân dân, đặc biệt lưu ý vấn đề tăng lương và kiểm soát giá. Về kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng yêu cầu bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, sớm tập trung chỉ đạo tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc; kịp thời báo cáo, đề xuất đối với những vấn đề vượt thẩm quyền. 

Thanh tra, kiểm tra thêm 10 công ty bảo hiểm

Trả lời báo chí tại buổi họp báo Chính phủ cùng ngày về việc thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ theo yêu cầu tại Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ triển khai nghiêm túc và hiệu quả yêu cầu của Quốc hội. "Ngày 30-6 vừa qua, bộ cũng đã công bố kết quả thanh tra với 4 DN bảo hiểm nhân thọ" - ông Chi nói và cho biết theo kế hoạch của bộ, từ nay đến hết năm 2023 sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra 10 DN bảo hiểm.

Chuyên gia kinh tế - TS ĐINH THẾ HIỂN:

Kinh tế đã qua đáy khó khăn nhất

Có thể nói, kinh tế đã qua đáy khó khăn nhất, ngay như TP HCM, kinh tế trong quý II/2023 cũng tăng trưởng khả quan.

Từ nay tới cuối năm, Chính phủ cần từng bước tăng cung tiền mạnh hơn đầu năm, dựa trên sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng đã ổn định; hoạt động sản xuất - kinh doanh đã chuẩn bị có những đơn hàng xuất khẩu trở lại và tiêu dùng nội địa cũng khả quan hơn. Đồng thời, hệ thống các ngân hàng đẩy mạnh hơn việc bơm vốn ra thị trường để hỗ trợ DN và nền kinh tế.

TS HỒ MINH SƠN - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE):

Cần Chính phủ chỉ đạo quyết liệt

Trong 6 tháng cuối năm 2023, cần đẩy mạnh đầu tư công nhằm giải phóng nguồn lực, tạo cơ hội cho các ngành kinh tế phát triển. Sự phục hồi của khu vực DN sẽ là động lực cho tăng trưởng các tháng cuối năm; tăng lương cơ sở mới kể từ tháng 7-2023 sẽ là nhân tố để kích thích nhu cầu tiêu dùng. Chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt tiếp tục hỗ trợ như giảm thuế, phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh… Chính phủ cần phối hợp hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô, cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng; giữa lãi suất và tỉ giá; giữa cân đối ngân sách và hỗ trợ người dân, DN; giữa đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư tư nhân trong bối cảnh đầu tư tư nhân tăng khá thấp so với 2 kênh dẫn vốn còn lại. Trong thời gian tới, Chính phủ cần có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn, tạo thành tác động cộng hưởng, phát huy tối đa hiệu quả các chính sách, nguồn lực hỗ trợ DN, người dân. Tranh thủ mọi cơ hội, tận dụng thời gian để phục hồi tăng trưởng, thực hiện các giải pháp trong trung và dài hạn như tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn...

T.Phương - T.Nhân ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo