xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng: Thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn

Minh Chiến

(NLĐO)- Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tình hình kinh tế - xã hội trong nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức không nhỏ như tăng trưởng thấp hơn kế hoạch; sức ép lạm phát còn cao

Ngày 30-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2023 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu 63 địa phương. Trong phát biểu khai mạc, Thủ tướng đã nêu lại bối cảnh trong nước và tình hình quốc tế 9 tháng qua, cũng như các nhận định trong thời gian tới.

Thủ tướng: Thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp ngày 30-9. Ảnh: Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, tại châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, lạm phát giảm từ mức 11,5% vào tháng 10-2022 xuống 5,9% vào tháng 8-2022 nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu 2%; GDP quý I và quý II tăng lần lượt 1,1% và 0,4%.

Lạm phát tại Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tăng trở lại trong 2 tháng gần đây, ở mức 3,7% trong tháng 8 và còn cách xa mục tiêu 2%; GDP quý I và quý II tăng lần lượt ở mức 1,7% và 2,4%. Theo dự báo gần đây, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 ở mức khoảng 3%. Tuy nhiên, Trung Quốc, Nhật Bản, EU phục hồi yếu hơn, một số nước như Đức tăng trưởng âm.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức đó, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, kết quả nhìn chung tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; đạt được mục tiêu tổng quát đề ra là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm...

Cùng với đó, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân được nâng lên. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ đã thẳng thắn chỉ rõ tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức không nhỏ như tăng trưởng thấp hơn kế hoạch; sức ép lạm phát còn cao; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, tiếp cận tín dụng còn khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng…

Tại phiên họp này, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận về bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước. Đồng thời, kiến nghị các giải pháp để thực hiện các mục tiêu về kinh tế - xã hội trong những tháng còn lại năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập trung phân tích, làm rõ thêm những điểm mới của tình hình như điều hành lãi suất của các nước, giá dầu, lương thực…, từ đó có phản ứng chính sách kịp thời, chính xác, hiệu quả, thúc đẩy được các động lực tăng trưởng như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải nỗ lực nâng cao tính chủ động, tích cực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ, chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu báo cáo tình hình chuẩn bị và đề xuất về việc phục vụ Hội nghị Trung ương 8 và kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê ngày hôm qua 29-9, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011 - 2023 nhưng có xu hướng tích cực khi quý sau cao hơn quý trước.

GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011 - 2023. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,49%.

Về xuất nhập khẩu hàng hóa, Tổng cục Thống kê cho biết tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 259,67 tỉ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 237,99 tỉ USD, giảm 13,8%. Tính chung 9 tháng qua, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 21,68 tỉ USD (cùng kỳ xuất siêu 6,9 tỉ USD).

Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20-9 gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỉ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 9 tháng qua ước đạt 15,91 tỉ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo