xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thực học và thực lực

THIÊN LƯƠNG

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2019, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 0%. Lớp 12 của trung tâm này có 12 học sinh (HS) đi thi thì tất cả đều trượt.

Thông tin này đáng chú ý ở chỗ đây là huyện miền núi và các HS cũng là những trường hợp khá đặc biệt: đa số là người dân tộc thiểu số, nghèo khổ, tuổi xấp xỉ 30, có HS đã có vợ con. Họ cũng là lao động chính trong gia đình khiến việc học không liên tục, kiến thức bị mất căn bản nên không thể làm nổi bài thi...

Đây là một hiện thực đời sống và giáo dục. Câu chuyện toàn bộ HS ở trung tâm này thi trượt không làm cho dư luận xã hội bất ngờ vì cũng phản ánh thực chất học hành, thi cử thời gian qua. Năm nay, trong nhóm tỉnh, thành có điểm thi cao nhất nước không còn 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, mà điểm thi của HS 3 tỉnh này đã "trở lại mặt đất", không còn chễm chệ ở nhóm trên với nhiều em điểm số cao chót vót nữa.

Năm trước, nhìn vào kết quả, nhiều người đã bất ngờ. Sau đó, vụ việc bị phanh phui và càng thấy rõ điểm số phi lý, bởi chất lượng dạy và học ở những tỉnh này không thể cho ra kết quả thi đẹp như vậy. Gian lận thi cử là phạm pháp, là tước đi cơ hội vào đời của các HS khác, khiến dư luận xã hội bất bình.

Nếu Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Minh Long và nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên hay các trường dân tộc nội trú vùng núi cao, vùng sâu vùng xa cũng có nhiều HS đỗ tốt nghiệp thì quả là đáng mừng, song toàn bộ đều thi trượt như ở huyện Minh Long thì cũng là điều bình thường; còn tất cả đều đỗ với điểm số cao vọt thì lại là bất thường...

Nên không ai trách thầy cô, trách ngành giáo dục huyện Minh Long mà chỉ tiếc cho các HS thi trượt tốt nghiệp. Cũng có thể sau này có người chịu khó học rồi đi thi tiếp, kiếm bằng tốt nghiệp THPT như một số người thuộc bậc cha chú đi thi trong những năm qua, họ đều được xã hội nhìn với sự trọng thị và thông cảm.

Sự học là không cùng, luôn cần thiết với tất cả mọi người. Bằng cấp là xác nhận hợp pháp cho sự học nhưng thực học và thực lực của con người là quan trọng hơn cả. Nhiều người thăng tiến trong đời bằng những phẩm chất khác thể hiện sự ưu tú, vượt trội hơn người. Đáng lo khi đất nước ta vẫn còn tình trạng HS "ngồi nhầm lớp", người lớn dùng bằng giả. Ngay trong đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy ở các viện, các trường đại học cũng lọt vào những người kiến thức kém và thiếu thực tài.

Qua những việc trên, càng thấy nền giáo dục nước ta còn rất nhiều việc phải làm, phải xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển, đào tạo ra những thế hệ HS đủ tầm bước ra thế giới và tự tin hòa nhập, chứng tỏ được phẩm chất, trí tuệ của người Việt. Riêng với giáo dục phổ thông, là cánh cửa vào đời, cần các chương trình hiện đại, khoa học và tiến bộ để trang bị cho HS những kiến thức nền. Không để tiếp diễn tình trạng HS học lệch, học xong "trả hết chữ cho thầy", do cách thức vận hành thi tốt nghiệp phổ thông và xét chọn vào các trường đại học như hiện nay. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo