xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thực thi pháp luật chưa nghiêm

Minh Chiến - Văn Duẩn

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Nam Định) cho rằng do thực thi pháp luật chưa nghiêm dẫn đến việc thi hành án không hiệu quả, rất ít trường hợp bị xử lý kỷ luật khi không chấp hành bản án hành chính

Trong phiên làm việc sáng 6-11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã nghe Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV.

Điểm nghẽn thi hành án

Tại phiên làm việc, các ĐBQH dành nhiều quan tâm đến việc có rất nhiều bản án hành chính không được chủ tịch UBND và UBND các cấp thi hành, song không có bất kỳ một trường hợp nào bị xử lý. ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) nêu vấn đề không chấp hành bản án, quyết định hành chính của tòa án có chiều hướng tăng. Năm 2020 chỉ chấp hành án được 43,73%, trong đó có các vụ việc bên phải thi hành án là chủ tịch UBND, UBND các cấp. TAND Tối cao có biện pháp nào để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật?

Thực thi pháp luật chưa nghiêm - Ảnh 1.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội .Ảnh: NGUYỄN NAM

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng nhiệm vụ của tòa án trong các bản án hành chính là ra quyết định đúng thời hạn, đúng quy định. Còn việc thi hành án hình sự thuộc trách nhiệm của Bộ Công an, thi hành án dân sự thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp, các bản án hành chính thuộc trách nhiệm của các UBND cấp tỉnh.

Ông Nguyễn Hòa Bình nêu thực tế, do không có cơ quan trung gian nên tính cưỡng chế của các bản án hành chính không có, từ đó dẫn đến tỉ lệ thi hành án hành chính ở mức độ thấp. "Để khắc phục tình trạng này, QH cần tổng kết và đưa ra giải pháp căn cơ là thay đổi quy định chứ không tái diễn việc ra bản án để các bên tự thi hành" - ông Nguyễn Hòa Bình đề nghị. Làm rõ thêm nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận việc theo dõi thi hành các bản án hành chính là một điểm nghẽn. Nguyên nhân là do cơ chế tự thi hành của các cơ quan thi hành án hành chính.

Chưa đồng tình với câu trả lời của Chánh án TAND Tối cao, ĐB Trần Thị Dung đã đăng ký tranh luận lại và nêu rõ hiện đã có đầy đủ cơ chế để xử lý, yêu cầu việc thi hành án các bản án hành chính nếu người phải thi hành án không chấp hành. ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Nam Định) cũng tranh luận lại với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, khi bộ trưởng nói rằng việc thi hành án hành chính chủ yếu dựa vào sự tự nguyện, thiếu các cơ chế khác. "Việc thi hành án hành chính không chỉ dựa trên sự tự nguyện mà còn có cơ chế xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, trên thực tế, không có hoặc rất ít trường hợp bị xử lý kỷ luật khi không chấp hành bản án hành chính. Tôi cho rằng do chúng ta thực thi pháp luật, quy định chưa nghiêm" - ĐB Cường nêu quan điểm.

Khó thu hồi tài sản tham nhũng

Cũng tại phiên chất vấn này, ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nêu tỉ lệ thi hành án thấp, thu hồi tài sản tham nhũng, tiền vi phạm trong các vụ án đạt thấp. Trả lời, Bộ trưởng Lê Thành Long nêu nguyên nhân khách quan do nhiều vụ án có khoản tiền vi phạm lớn nhưng không thể tìm thấy. Ví dụ, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như có số tiền sai phạm hơn 15.000 tỉ đồng nhưng do khoản tiền rải rác nhiều nơi, nhiều tỉnh, nhiều tài sản chưa rõ tình trạng pháp lý, đến nay mới thu hồi 400 tỉ đồng.

Đối với nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng trong thời gian đầu, hệ thống thi hành án còn thiếu tập trung, đôn đốc trong chỉ đạo, điều hành. Để khắc phục, ngành tòa án đã thực hiện quyết liệt, thành lập các tổ công tác đến từng địa phương để giải quyết, đôn đốc. Bộ Tư pháp cũng đã tham mưu Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng có chỉ thị tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng trong thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Tham gia chất vấn lãnh đạo các cơ quan tư pháp, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) quan tâm đến việc làm thế nào để cho luật sư thực sự là một chủ thể tranh tụng, không bị cản trở trong quá trình tố tụng. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời câu hỏi này, khẳng định các cơ quan điều tra luôn tạo điều kiện cho luật sư tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra theo quy định của pháp luật. Năm 2020, cơ quan điều tra các cấp đã cấp hơn 3.700 giấy chứng nhận bào chữa theo yêu cầu của bị can, tăng so với trước kia là 2,42% và hơn 7.000 giấy chứng nhận bào chữa.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh trong quá trình xét xử, tòa án sẽ tạo môi trường tranh tụng thuận lợi cho các bên. "Chúng tôi quan niệm luật sư cần thực hiện đúng pháp luật trong biện luận là con đường đi đến công lý. Chúng tôi đã chỉ đạo toàn hệ thống không hạn chế thời gian tranh tụng và tất cả vấn đề trong tranh tụng cần được giải quyết tại tòa" - ông Nguyễn Hòa Bình khẳng định. 

Tiêu cực của công an ở cơ sở chỉ là cá biệt

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn của ĐBQH. Trả lời chất vấn của ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) về các biện pháp xử lý tiêu cực của công an ở cơ sở, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định vấn đề tiêu cực "nếu có là trường hợp cá biệt". "Quan điểm của Bộ Công an là kiên quyết xử lý các sai phạm, tiêu cực. Bộ thực hiện nhiều biện pháp để phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm, tiêu cực của cán bộ, chiến sĩ; không bao che, bất kể trường hợp nào" - Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo