xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thực tiễn soi nghị trường

Phạm Hồ

Trong phiên chất vấn của Quốc hội vào ngày 30 và 31-10, nhiều đại biểu đã chất vấn thẳng thắn Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Trước các câu trả lời không thỏa đáng của bộ trưởng, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền phát biểu: "Chỉ khi nào bộ trưởng nhận thấy trách nhiệm của người đứng đầu. Chỉ khi nào bộ trưởng nhận ra năng lực quản trị của bộ máy giúp việc của bộ có vấn đề hạn chế, thì mới có giải pháp để lấy lại được sự tôn nghiêm của quản lý giáo dục". Những câu nói mạnh mẽ như trên ngày càng xuất hiện nhiều trong các phiên chất vấn của Quốc hội (QH). Nó mang đậm hơi thở các vấn đề dân sinh và sự không khoan nhượng trước yêu cầu phân định trách nhiệm.

Truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn của QH đã làm thỏa mãn cử tri ở góc độ họ là người giám sát những yêu cầu của mình đối với cơ quan chức năng cao nhất thông qua người đại diện là các đại biểu. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi có những vấn đề gai góc nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến người dân chưa được chất vấn đủ tầm hoặc chất vấn nhưng thiếu câu trả lời thuyết phục.

Hãy nghe cách Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà né tránh hướng giải quyết các công trình xây dựng trái phép từ nghị trường cũng có thể hình dung viễn cảnh trong công tác này. Hoặc khi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể loay hoay không tìm ra giải pháp ổn thỏa cho thực trạng rối rắm của nhiều dự án BOT hiện nay thì người dân vẫn phải đóng phí oan ức. Những vấn đề này đã tồn tại qua nhiều năm, qua nhiều đời bộ trưởng, không có lý do gì để tiếp tục trở thành gánh nặng của người dân.

Sự quanh co của các tư lệnh ngành trong phiên chất vấn không những làm đại biểu thất vọng mà còn gây bức xúc cho cử tri. Quanh co tức không rõ ràng, không có biện pháp hoặc không dám có biện pháp xử lý. Dù các bộ trưởng có thừa nhận hay không thì người dân có quyền nghi ngờ về năng lực điều hành, quản trị của người đứng đầu các bộ - ngành.

Còn rất nhiều vấn đề nổi cộm từ thực tiễn cuộc sống sẽ cộng hưởng vào nội dung ở các phiên họp của QH. Gần nhất là chất lượng kém của cao tốc 34.500 tỉ đồng Đà Nẵng - Quảng Ngãi; hàng loạt dự án BOT thiếu minh bạch; tài sản khổng lồ của nhiều quan chức không thể giải trình hợp lý. Xa hơn là những "món nợ" chưa giải quyết được, như: thủy điện giăng khắp nơi tác động xấu đến cuộc sống người dân ở hạ du; thiếu kiểm soát tài sản công, thất thoát tài nguyên quốc gia, giao đất công trái luật... Không có câu trả lời thỏa đáng từ nghị trường, khó trách việc cử tri đặt câu hỏi: Tại sao chậm giải quyết, sự chậm trễ này mang lại lợi ích cho ai và những ai?

Giám sát các bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan không chỉ là đại biểu tại nghị trường mà còn có cả hàng triệu cử tri đang theo dõi cuộc họp. Họ mới chính là những người giám sát nghiêm khắc nhất và quyền lực nhất. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo