xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủy điện xả lũ, dân tình khốn đốn

Bài và ảnh: Đức Ngọc

Trong các đợt mưa lũ vừa qua, việc hàng loạt thủy điện ồ ạt xả lũ khiến hàng ngàn hộ dân ở tỉnh Nghệ An chịu tổn thất nặng nề

Những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9-2018 vừa qua, người dân các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương... của tỉnh Nghệ An đã phải đối diện liên tiếp với những trận mưa, lũ lớn.

Lũ chồng lũ khiến hàng ngàn nhà dân bị sạt lở, hoa màu ngập úng, công trình giao thông, thủy lợi bị nước lũ cuốn trôi, thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng. Điều bất thường là lũ lớn không chỉ do mưa to mà là do nước lũ từ Lào đổ về kết hợp với việc điều tiết xả lũ theo quy trình liên hồ chứa giữa các thủy điện chưa hợp lý.

Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, cho rằng trong đợt mưa lũ vừa qua, huyện Kỳ Sơn chịu tổn thất nặng nề, hàng trăm tỉ đồng. Một phần nguyên nhân là vì các thủy điện tích nước, không chủ động điều tiết xả lũ nên khi nước lũ từ Lào đổ về thì ồ ạt xả gây ra cảnh lụt lội, sạt lở.

Thủy điện xả lũ, dân tình khốn đốn - Ảnh 1.

Việc các thủy điện ồ ạt xả lũ góp phần gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Nghệ An

Tại huyện Tương Dương, các thủy điện Bản Vẽ (320 MW), Khe Bố (100 MW) xả lũ kỷ lục trên 4.200 m3/giây đã khiến nhiều bản làng bị cô lập trong nước lũ nhiều ngày. Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, cho biết lãnh đạo huyện đã làm việc với bên thủy điện Khe Bố để có phương án thống nhất trong việc đền bù và hỗ trợ những hộ dân bị thiệt hại. Kết quả phía thủy điện đã hỗ trợ ban đầu cho mỗi hộ dân bị ảnh hưởng với mức... 1 triệu đồng.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, thừa nhận quy trình xả lũ của các nhà máy thủy điện còn bất cập. Theo ông, lẽ ra trong đợt mưa lũ vừa qua, các thủy điện không nên tích nước ở cao trình 65 m rồi mới xả mà việc này cần làm lúc ở cao trình 63 m. Hồ thủy điện Bản Vẽ cũng phải giãn thời gian tích nước sau ngày 1-9 và kéo dài đến ngày 15 hoặc 20-9, lúc đó mới được tích nước lên cao trình 200 m, như vậy mới tăng khả năng điều tiết lũ. "Những bất cập trên chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng và các bộ, ngành liên quan" - ông Hiếu nói.

Hiện nay, Nghệ An có 32 dự án thủy điện đã được quy hoạch, trong đó có 12 dự án đã vận hành và phát điện. Bên cạnh những lợi ích kinh tế thì việc phát triển ồ ạt thủy điện đã tạo ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Đó là chưa nói nhiều dự án thủy điện bị quy hoạch treo, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng ngàn hộ dân.

Điển hình như huyện Kỳ Sơn, đến nay có 10 dự án thủy điện được phê duyệt với tổng công suất trên 600 MW. Trong đó, dự án thủy điện Mỹ Lý đã quy hoạch hàng chục năm nay nhưng hiện vẫn chưa triển khai, khiến cuộc sống của gần 4.000 người dân trong vùng bị xáo trộn. Vì vậy, UBND huyện Kỳ Sơn đã kiến nghị thu hồi dự án thủy điện này.

Huyện Quế Phong cũng đang triển khai 10 dự án thủy điện. Ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong, lo lắng: "Để xây dựng các nhà máy thủy điện này, hàng ngàn hộ dân phải di dời nhà cửa, nhường hết đất sản xuất để chuyển tới các nơi tái định cư. Chuyển tới nơi ở mới, người dân thiếu đất sản xuất nên hiện cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn". 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo