xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiền, hàng hóa đến tay người dân sớm nhất

Lê Phong

Lao động tự do, hộ dân nằm trong khu phong tỏa, người tham gia tuyến đầu chống dịch và các gia đình có ca F0, F1... tại TP HCM đã được nhận hỗ trợ với tổng số tiền 426 tỉ đồng

Ủy ban MTTQ TP HCM đã tổ chức cuộc họp đánh giá về việc triển khai các gói an sinh xã hội hỗ trợ người khó khăn trên địa bàn thành phố vào sáng 5-8.

An sinh kịp thời cho người khó khăn

Phát biểu tại cuộc họp, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết gói hỗ trợ đợt 1 có 6 nhóm đối tượng được nhận. Trước mắt, những lao động tự do, hộ dân nằm trong khu phong tỏa, người tham gia tuyến đầu chống dịch và các gia đình có ca F0, F1... đã nhận 100%, với tổng số tiền là 426 tỉ đồng.

Tiền, hàng hóa đến tay người dân sớm nhất - Ảnh 1.

Ông Võ Văn Hoan lưu ý có 2 nhóm đối tượng chưa được hỗ trợ dù gặp nhiều khó khăn, gồm người lao động có hợp đồng lao động phải tạm ngừng việc do ảnh hưởng dịch Covid-19, người lao động hợp đồng thời vụ và tự nghỉ việc. Dự kiến trước ngày 10-8, TP HCM phải hỗ trợ đến tận tay người dân. "Do tình trạng giãn cách kéo dài, UBND TP quyết định "kích hoạt" gói hỗ trợ đợt 2 và thành lập Trung tâm Tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch Covid-19 (gọi tắt là Trung tâm)" - ông Võ Văn Hoan nêu. Như vậy lần này, thành phố bổ sung một số đối tượng mới trong việc hỗ trợ đợt 2 gồm đạo diễn, diễn viên, họa sĩ và những người công tác trong ngành văn hóa.

Việc thành lập Trung tâm, theo ông Võ Văn Hoan, nơi đây sẽ tiếp nhận các nguồn hàng vận động, gồm thiết bị, máy móc, rau củ, thậm chí là tiền mặt… Trung tâm sẽ đưa hàng hóa, nhu yếu phẩm của các nhà hảo tâm đến người dân sớm nhất có thể.

Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, thông tin vừa qua có trường hợp người dân tại huyện Bình Chánh đăng tải trên mạng xã hội, phản ánh việc không có thực phẩm để cầm cự qua ngày. Khi lực lượng chức năng có mặt đã thấy gạo, mì và nhiều nhu yếu phẩm có sẵn trong nhà. Trường hợp khác tại quận 12, tổ trưởng và tổ phó khu phố đều đã cách ly tập trung, từ đó những yêu cầu của người dân không được đáp ứng kịp thời. Từ đó cho thấy quá trình hỗ trợ người dân không tránh khỏi việc xảy ra tình trạng nơi có nhiều, nơi sẽ thiếu. Việc ra đời Trung tâm sẽ khắc phục những bất cập.

Tiền, hàng hóa đến tay người dân sớm nhất - Ảnh 2.

Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, kiểm tra 300 tấn hàng hóa được tỉnh Nghệ An hỗ trợ TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Hiện TP HCM đang đặt hàng một đơn vị thiết kế phần mềm trên ứng dụng điện thoại để quản lý và phân phối nguồn hàng hợp lý nhất. Trước mắt, phần mềm này sẽ thí điểm tại các quận 5, 12 và 7. Ngay thời điểm này, không phân biệt tạm trú, có hộ khẩu hay không, miễn người dân cư trú tại thành phố đang gặp khó khăn thì sẽ được tiếp sức.

Hàng hỗ trợ được đưa vào tận khu phong tỏa

"Con hẻm chúng tôi đang bị phong tỏa thời gian dài, cần hỗ trợ gấp. Trong đó cần sữa cho em bé và rau xanh cho bữa cơm" - tin nhắn của người dân tại con hẻm bị phong tỏa trên đường Đoàn Văn Bơ được gửi đến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 phường 10, quận 4 đề nghị hỗ trợ. Ngay lập tức, thông tin nhanh chóng được tiếp nhận và xử lý trong vòng 30 phút. Bà Nguyễn Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 10, đã liên hệ các nhóm tình nguyện để xin hỗ trợ. Chỉ khoảng 1 giờ sau, gạo, mì, rau muống, gia vị, thịt gà… được xe tải chở đến.

Do đây là khu phong tỏa nên không thể để từng hộ dân xếp hàng nhận thực phẩm. Bà Mai cùng một số thành viên trong Ban Phòng chống dịch Covid-19 mặc đồ bảo hộ để thực phẩm trước cửa nhà. Song song đó, đến từng nhà hỏi thăm, rà soát lại danh sách ai đã nhận gói hỗ trợ đợt 1 và ai chưa được nhận tiền. Mọi sự hỗ trợ diễn ra khẩn trương, nhanh chóng.

Đại diện Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 phường 10, quận 4 cho biết khi nghe thông tin về các gói hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng, địa phương đã nhanh chóng ghi nhận số lượng người được nhận. Bởi ngay thời điểm này, mọi sự đóng góp luôn cần thiết. Người dân đã khó khăn trong thời gian dài, nay cần hỗ trợ ngay, không thể chần chừ.

Phóng viên ghi nhận vào sáng 5-8, tổ công tác thuộc phường An Lạc, quận Bình Tân chia từng nhóm nhỏ đến từng xóm trọ tiếp tục ghi nhận thêm số liệu hỗ trợ. Đợt 1, UBND phường đã chăm lo cho người lao động tự do, người ở khu cách ly và hộ có ca bệnh. Những hộ gồm người bán vé số, chạy xe ôm, bán quán nước giải khát đã có trong tay 1,5 triệu đồng/hộ. Hay tin đợt này dành cho những người thuộc nhóm lao động nghèo, người khó khăn và người đang cần sự hỗ trợ để vượt qua dịch bệnh, rất nhiều bà con phấn khởi. "Cả xóm trọ này là công nhân. Công ty ngưng sản xuất và chỉ nhận mức lương 30%. Số tiền này quy ra chưa đạt 2 triệu đồng/tháng và chỉ đủ trả tiền trọ và mua gạo" - chị Tú Trinh, một công nhân, phân trần. Biết tin mình được hỗ trợ đợt này, chị cho biết sẽ có được một phần tiền trang trải cho cuộc sống những ngày sắp tới. 

Tùy tình hình, xem xét các gói hỗ trợ thêm

Gói hỗ trợ đợt 2 lần này tập trung vào người lao động nghèo, những đối tượng không nằm trong nhóm hỗ trợ đợt 1. Mỗi người được hỗ trợ 1,5 triệu đồng, trong đó tiền từ ngân sách TP HCM 1 triệu đồng và từ Ủy ban MTTQ TP HCM vận động xã hội hóa 500.000 đồng. Dự kiến có 250.000 người được hưởng gói hỗ trợ.

Tuy nhiên, đây không phải là con số chính thức và có khả năng phát sinh thêm. "Cuộc chiến chống dịch còn lâu dài và số tiền hỗ trợ lần này chỉ có thể giúp bà con mua thực phẩm sử dụng khoảng 2 tuần. Do đó, tùy vào tình hình thực tế, thành phố xem xét các gói hỗ trợ thêm để giúp người dân không ai thiếu đói" - ông Võ Văn Hoan nói.

Gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng: "Người dân cần lắm rồi"

Sáng 5-8, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc đôn đốc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021 QĐ-TTg tại các địa phương.

Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, phát biểu chỉ đạo hội nghị, bên cạnh việc biểu dương những kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung thẳng thắn chỉ ra sự chậm trễ trong việc triển khai chính sách tại một số địa phương. Nhu cầu xã hội bức bách như thế nhưng bên cạnh những địa phương làm tốt thì nhiều địa phương còn coi nhẹ chủ trương, không chú ý đến đời sống người dân. Trong số các địa phương làm tốt lại chính là các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. "Như vậy, không phải do khó khăn là không thực hiện tốt, cho thấy những địa phương dễ nhất thì lại làm không tốt. Dân khát khao lắm rồi, cần lắm rồi nên chúng ta đừng thờ ơ với việc này" - ông Đào Ngọc Dung bày tỏ.

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH đề nghị các địa phương tập trung hỗ trợ: nhóm phát tiền mặt cho đối tượng F0, F1, trẻ em, lực lượng lao động, doanh nghiệp. Tăng cường rà soát, nắm bắt đời sống nhóm đối tượng lao động tự do, nhất là các khu vực giãn cách xã hội, phong tỏa; gắn với đó là vận động cộng đồng, toàn dân thực hiện các chính sách hỗ trợ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các tỉnh ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, phấn đấu trong 10 ngày giải quyết xong các chính sách hỗ trợ "tiền tươi, thóc thật" và các chính sách liên quan đến BHXH. Nhóm các tỉnh có dịch nhưng chưa thực hiện Chỉ thị 16 cần phân loại: Nhóm hỗ trợ tiền mặt thì khẩn trương triển khai, đồng thời tập trung triển khai các chính sách giãn, hoãn, miễn đóng BHXH và chính sách hỗ trợ tiền lương cho vay. "Riêng nhóm 26 tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16, phương châm lúc này là tập trung cái ăn, mặc cho người dân trên nguyên tắc bảo đảm người dân không bị thiếu đói" - Bộ trưởng yêu cầu.

V.Duẩn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo