xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếng Việt nào tội tình gì!

Hồ Hiếu

Đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền gây sốc dư luận những ngày qua. Đa phần đều phản bác và không ít người nặng lời chỉ trích, xem đây là đề xuất “quái dị”.

Một ví dụ đơn giản cho việc cải tiến tiếng Việt theo đề xuất trên là sẽ bỏ hết những phụ âm như th, ng, gi, qu… Bởi lẽ, có thể cải tiến: gi=z, thay vì phải dùng hai vị phụ âm g và i. Như vậy cụm từ "Luật Giáo dục" nếu theo đề xuất của ông Bùi Hiền sẽ thay đổi thành "Luật záo zụk", "quốc ca" thành "cuốc ca", "ngoại ngữ" thành "quại qữ"…

Cũng dễ hiểu với những phản ứng trên, bởi tiếng Việt đã hình thành khá lâu, trải qua nhiều thế hệ, khá hoàn chỉnh, thậm chí được xem là ngôn ngữ rất đặc biệt, biểu cảm cao trong cả hệ thống ngôn ngữ dùng bảng chữ cái La-tinh. Một sự thay đổi trong tiếng Việt sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi quan trọng khác về chuẩn phát âm, hệ thống sách vở, tư liệu, thói quen… mà phải qua nhiều thế hệ mới có thể thực hiện nổi. Vả lại, các nghiên cứu mang tính cá nhân về những vấn đề hệ trọng của cả đất nước thường khó được chấp nhận khi chưa được đưa vào ngữ cảnh và hệ thống nghiên cứu tương ứng. Nghi ngờ là tất nhiên, và từ nghi ngờ đến phản bác chỉ là một bước ngắn. Phần còn lại của dư luận là thẳng tay "ném đá" dù chưa biết nhiều về nó.

Với cương vị nguyên là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, ông Bùi Hiền có lẽ cũng hình dung được đề xuất của mình sẽ khó khăn và nhận được phản ứng như thế nào. Ông cũng khó hy vọng sẽ được áp dụng nhưng đây là nghiên cứu cá nhân và ông trình bày nó trong phạm vi của một cuộc hội thảo. Vậy liệu chúng ta có cần phải giận dữ đến như thế không?

Dẫu thế nào thì đây cũng là một nghiên cứu mang tính học thuật. Nó có lý do để được lắng nghe tại một nghiên cứu chuyên ngành và đưa vào kỷ yếu của Hội Ngôn ngữ học TP HCM. Những nghiên cứu là cần thiết; còn việc nghiên cứu đó có ứng dụng được hay không, giá trị thực tiễn như thế nào thì đã có các cơ quan chức năng xem xét, cân nhắc. Chúng ta cũng không quên đây là nghiên cứu cá nhân, không hề tốn tiền của ai, càng không tốn thời gian của người khác. Ở góc độ này, dù sao chúng ta cũng dễ chịu hơn là việc hàng vạn tiến sĩ được ngân sách trả tiền đi học, trả lương hằng tháng, cất nhắc ở nhiều vị trí quan trọng nhưng không hề có nghiên cứu, không dám nghiên cứu và gần như cả cuộc đời không có đóng góp gì cho nền khoa học quốc gia.

Ngôn ngữ phát triển theo thời gian. Các nhà khoa học cũng đã nói rõ, qua hơn một thế kỷ được phổ biến, đến giờ tiếng Việt vẫn chưa phải hoàn chỉnh. Từ thập niên 1990, ngành giáo dục cũng đã bỏ ra khối tiền để cải tiến chữ viết, mà ta thường gọi là chữ "mì tôm". Lúc đó, toàn bộ hệ thống sách giáo khoa phải thay đổi, các cấp học phải học lại kiểu chữ mới. Chương trình này đã thất bại thảm hại rồi im lặng cho qua mà "di chứng" của nó còn đến bây giờ.

Không phải quá lo lắng đối với nghiên cứu của một vị tiến sĩ. Ngành giáo dục nước nhà đang còn quá nhiều cải cách tốn cả núi tiền và lắm căn bệnh trầm kha chưa tìm được thuốc chữa đấy thôi!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo