xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm kiếm nguồn nước ngọt cho dân ĐBSCL, Tây Nguyên

Văn Duẩn

Ngày 1-4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn ở miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL.

Theo Bộ TN-MT, tại miền Trung và Tây Nguyên, tình trạng hạn hán, thiếu nước đang xảy ra trên phạm vi rộng, hầu hết các lưu vực sông bị thiếu nước nghiêm trọng. Tại ĐBSCL, từ đầu mùa khô đến nay đã có 5 đợt xâm nhập mặn tăng cao làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và dân sinh. 

Dự báo trong những tháng còn lại, lượng dòng chảy trên các sông suối ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên vẫn rất nhỏ, phổ biến thiếu hụt từ 15%-70% so với trung bình nhiều năm. Đối với ĐBSCL, do dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông về ĐBSCL không được cải thiện nên độ mặn vẫn ở mức cao, tình hình nắng nóng, hạn hán tiếp tục diễn ra.

Tìm kiếm nguồn nước ngọt cho dân ĐBSCL, Tây Nguyên - Ảnh 1.

Cánh đồng lúa chết cháy khô ở Bạc Liêu - Ảnh: Duy Nhân

Bộ TN-MT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và các chủ hồ chứa thủy điện phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc lập kế hoạch tích nước, xả nước các hồ chứa cho phù hợp sản xuất điện và bảo đảm cấp nước sinh hoạt, sản xuất của người dân. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành các hồ chứa thủy lợi, nhất là những hồ chứa thủy lợi nhỏ, để bảo đảm phù hợp với hiện trạng nguồn nước, khai thác, sử dụng ở hạ lưu. Giao Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT nghiên cứu đề xuất các phương án tăng cường khả năng trữ lũ, giữ nước ngọt với quy mô phù hợp với ĐBSCL nhằm tăng cường chủ động trong điều tiết nguồn nước. Thúc đẩy đàm phán, đấu tranh để các quốc gia có các hồ chứa thủy điện lớn, kể cả ở dòng chính và dòng nhánh, cùng hợp tác trong việc vận hành phát điện, xả nước xuống hạ du, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông.

Cũng trong ngày1-4, Bộ trưởng TN-MT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL về việc hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt phục vụ chống hạn, xâm nhập mặn. Theo đó, bộ này đang thực hiện chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cấp nước sinh hoạt vùng cao, vùng khan hiếm nước. Hiện đã thực hiện và bàn giao số liệu điều tra tìm kiếm 198 vùng với 459 giếng khoan có thể khai thác khoảng 110.500 m3/ngày đêm, có thể cấp nước cho khoảng gần 1,4 triệu người dân vùng cao, vùng khan hiếm nước. Riêng đối với vùng hạn hán thiếu nước như hiện nay (vùng ĐBSCL, Tây Nguyên), đã bàn giao cho các địa phương ở vùng Tây Nguyên là 87 giếng khoan có thể khai thác khoảng hơn 16.800 m3/ngày; vùng ĐBSCL là 40 giếng khoan có thể khai thác khoảng hơn 33.000 m3/ngày để phục vụ cấp nước trong giai đoạn cấp bách hiện nay.

Để tiếp tục hỗ trợ bà con vùng hạn mặn, Bộ TN-MT sẽ triển khai lắp đặt 5 điểm cấp nước ngọt cho người dân khu vực thiếu nước ở vùng ĐBSCL (2 điểm ở Cà Mau, 2 điểm ở Bạc Liêu và 1 điểm ở Bến Tre).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo