xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tính mạng người dân là trên hết

Văn Duẩn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai ứng phó bão số 4 và áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão cũng như nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt sau bão

Sáng 27-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4 (bão Noru). Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 8 địa phương, gồm 88 quận, huyện, thị xã và 1.155 xã, phường, thị trấn khu vực Trung Bộ - Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum.

Không để bị động

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản cũng như điều kiện, sinh kế của người dân. Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải rà soát, kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm; bảo đảm an toàn hồ đập, lồng bè nuôi trồng thủy sản; bảo vệ học sinh, khách du lịch; bảo vệ di sản, nhất là phố cổ Hội An; ứng phó với áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt sau bão.

Trực tiếp có mặt tại TP Đà Nẵng, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 - lưu ý các địa phương chú trọng phát hiện, kịp thời xử lý các nguy cơ sạt lở đất; vấn đề vận hành liên hồ chứa, hồ thủy lợi, đập thủy điện...; giữ vững thông tin liên lạc trong mọi tình huống, không để địa điểm nào bị cô lập do mất thông tin liên lạc.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí với quan điểm công tác phòng chống bão phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống "cao hơn 1 cấp", phòng cơn bão đổ bộ với cường độ mạnh hơn dự kiến để chủ động ứng phó, bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại. Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong bất cứ hoàn cảnh nào; không để bị động, bất ngờ, gây thiệt hại tính mạng và tài sản người dân, không hốt hoảng, lo sợ, mất bình tĩnh.

Tính mạng người dân là trên hết - Ảnh 1.

Người dân tại xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được đưa đi sơ tán phòng tránh bão số 4. Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ

Ngay sau khi chủ trì cuộc họp nêu trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4 có cường độ rất mạnh, sức tàn phá lớn.

Thủ tướng yêu cầu phải đặt mục tiêu bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân lên trên hết; hạn chế tối đa thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và nhà nước. Các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đình hoãn các cuộc họp chưa cần thiết, cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai chống bão số 4. Tập trung rà soát, cương quyết sơ tán triệt để tất cả người dân ở khu vực nguy hiểm (trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế sơ tán), nhất là trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh thủy sản, khu vực ven biển, cửa sông, trong các nhà yếu không bảo đảm an toàn, nơi có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập sâu.

Thủ tướng nhấn mạnh cần chủ động bố trí lực lượng bảo đảm an ninh an toàn, bảo vệ tài sản cho người dân; bảo đảm lương thực, nước uống, an toàn phòng chống dịch cho người dân tại nơi sơ tán đến. Huy động lực lượng hỗ trợ người dân thu hoạch lúa, hoa màu, thủy sản đến kỳ thu hoạch, chằng chống nhà cửa, trụ sở, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… để hạn chế thiệt hại khi bão, lũ.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm tại những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở chia cắt khi mưa lũ. Bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ cứu nạn khi có tình huống, nhất là cứu hộ cứu nạn trên biển, trên sông và những nơi bị chia cắt. Chủ động triển khai các phương án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất tại vùng núi, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và nhà nước.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý các địa phương, bộ, ngành phải bảo đảm an toàn cho các đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, học sinh, phụ nữ và du khách; bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng, an toàn cho hoạt động sản xuất. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời đến các cơ quan liên quan và người dân để phòng chống hiệu quả, giảm thiệt hại do ảnh hưởng của bão. Ban Chỉ đạo tiền phương trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo