xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tintin, Lucky Luke trong đời thường

LÊ MINH QUỐC

Nếu phải chọn lấy một nhà báo chân chính, với tôi, vẫn là… chàng Tintin của họa sĩ Bỉ Georges Remi (1907-1983).

Thời nhỏ, khi say mê đọc truyện tranh về các cuộc phiêu lưu của chàng ký giả tài ba này, tôi ước ao về sau mình sẽ được nối nghiệp. Muốn trở thành một nhà báo chuyên nghiệp phải được trang bị rất nhiều khả năng, có lúc phải là người có biệt tài điều tra cỡ Sherlock Holmes, phải có sức khỏe dẻo dai, có khi phải biết lái máy bay, cưỡi lạc đà, phóng xe hơi… rồi cần phải có sự dũng cảm, giỏi võ thuật, dám đương đầu với bọn xấu trong mọi tình huống. Nói cách khác đó là mẫu người sử dụng ngòi bút lẫn tấm lòng quả cảm, trung thực nhằm "trừ gian diệt bạo, cứu khổ phò nguy".

Đủ chưa? Vẫn chưa đủ.

Thế thì, nhà báo còn phải trang bị thêm đức tính gì nữa?

Dám quả quyết rằng từ đứa trẻ lên 9 đến cụ già 99 tuổi đời mỗi khi đã đọc Lucky Luke đều mê chàng hiệp sĩ có biệt danh "bắn nhanh hơn cái bóng của mình". Tại sao mê? Trả lời câu hỏi này, đã có lần tôi viết: "Chàng làm gì? làm tấu hài? làm kịch?/ Vạn lần không! Chàng chỉ làm người/ Giúp mọi người bằng tấm lòng hào hiệp/ Rồi ra đi thăm thẳm phía chân trời/ Chưa ngày nào chàng thư thả nghỉ ngơi/ Rong ruổi đường xa cũng vì điều thiện/ Chàng không chết vì biết sống quên mình/ Đơn giản vậy - chàng trở nên nổi tiếng".

Vâng, thêm một đức tính cần thiết cho nghề báo, còn có thể nhìn qua chàng Luky Luke vẫn là "biết sống quên mình". Thì hãy cứ xem, hễ hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào, trong lúc thiên hạ bày tỏ lòng cảm ơn bằng cách tổ chức chào đón linh đình, tuyên dương ầm ĩ thì chàng "cao bồi ròm" lại lặng lẽ, đơn độc, rong ruổi lên đường. Chàng Tintin cũng chọn lấy thái độ đó. Đó là sự chọn lựa của mẫu người phụng sự cộng đồng hoàn toàn không vì danh, chẳng háo danh.

Từ ngày internet phổ biến toàn cầu - tín hiệu đáng mừng này cho thấy nghề báo không còn là "độc quyền" của một lớp người. Vai trò đó đã thuộc về cá nhân khi họ tham gia vào mạng xã hội. Những thông tin nhanh nhạy của họ có lúc đã hỗ trợ cho các nhà báo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không loại trừ ai đó vì háo danh hoặc mục đích nào đó đã tung tin giả. Khôn khéo hơn vẫn là tin "nửa thật nửa giả", giả cứ như thật nhằm tung hỏa mù theo nghĩa "định hướng người đọc".

Có một điều cốt tử, quyết định sự tồn vong của nghề báo từ ngày báo chí ra đời đến nay vẫn là tính trung thực của người làm nghề. Có trung thực với chính mình thì thông tin ấy mới phản ánh đúng sự thật như vốn có. Bạn đọc thời buổi nào cũng thông minh, tỉnh táo và họ thừa trình độ, bản lĩnh để nhận ra: "Một nửa cái bánh mì vẫn là cái bánh mì. Nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật".

Trong ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi biết có những nhà báo không ngồi chờ những lời chúc tụng, biểu dương. Với họ, lời cảm ơn ấy dù đáng quý, chỉ xin ghi nhận trong lòng. Mà điều cần thiết nhất, đây vẫn là khoảnh khắc mà chính họ soi rọi lại lòng mình. Liệu chừng thời gian qua, anh em chúng ta có làm tròn trọng trách của một nhà báo bằng tâm thế của Tintin, Lucky Luke mà công chúng đã tin cậy, gửi gắm tin yêu? 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo