xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổ chức Sông ngòi quốc tế lên tiếng về vụ vỡ đập thủy điện ở Lào

Ca Linh

(NLĐO) - Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (IR) thông tin, trước khi Lào xây dựng đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy, các nhà phát triển dự án đã không tham khảo ý kiến ​​người dân bản địa và lắng nghe những lo ngại của họ.

Chiều 25-7, Bà Maureen Harris, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (IR), đã có thông báo liên quan đến việc vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy tại Lào vào ngày 23-7.

Theo đó, IR bày tỏ sự quan tâm và lấy làm tiếc về sự mất mát cuộc sống và khó khăn mà cộng đồng ở hạ lưu đang đối mặt khi Lào vỡ đập. Một đập phụ là một phần của thủy điện Xepian-Xe Nam Noy trên sông Xepian bị vỡ vào đêm 23-7, người dân sống ở hạ lưu được yêu cầu sơ tán khu vực này chỉ vài giờ trước khi đập bị sập. Các báo cáo ban đầu cho thấy có khoảng 6.600 người di dời, mất nhà cửa và tài sản, trong khi nhiều người đã chết hoặc vẫn còn mất tích.

Tổ chức Sông ngòi quốc tế lên tiếng về vụ vỡ đập thủy điện ở Lào - Ảnh 1.

Một ngôi nhà chìm trong nước sau vụ vỡ đập. Ảnh: Attapeu Today

Trong các cuộc thảo luận mà IR đã tổ chức với cộng đồng trong giai đoạn chuẩn bị của dự án Xepian-Xe Nam Noy vào năm 2013, xác định dân làng có vị trí quan trọng khi đập được xây dựng, các nhà phát triển dự án phải tham khảo ý kiến ​​họ và lắng nghe những lo ngại của họ. Nhưng giống như nhiều dự án thủy điện khác ở Lào và khu vực, điều này đã không xảy ra. Nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng bởi sự vỡ đập, bây giờ đã phải chịu những tác động khác.

Khi các hoạt động cứu hộ đang được tiếp diễn, sự kiện bi thảm này minh họa một số rủi ro liên quan đến đập:

Nhiều đập đang hoạt động hoặc dự kiến ​​không được thiết kế để có thể đối phó với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không thể đoán trước đang trở nên thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu, đặt ra mối quan tâm an toàn nghiêm trọng cho hàng triệu người sống ở hạ lưu đập. Các nhà tài chính, các nhà hoạch định và khai thác phải khẩn trương đánh giá khả năng của các đập để chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và hành động để đảm bảo các đập có thể chứa chúng.

Thảm kịch đang diễn ra ở Lào cũng cho thấy sự thiếu sót của các hệ thống cảnh báo để ngăn chặn sự mất mát cho cuộc sống người dân. Cộng đồng dân cư không được đưa ra cảnh báo tiên tiến, hiện đại để đảm bảo sự an toàn. Sự kiện này đặt ra những câu hỏi chính về tiêu chuẩn đập và an toàn đập tại Lào.

Có một yêu cầu cấp bách về vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý và ứng phó với các tình huống nguy kịch như lũ lụt, hạn hán và trường hợp khẩn cấp giữa cơ quan Chính phủ và các nhà khai thác đập tư nhân. Điều này bao gồm việc liên lạc với các bên liên quan như thế nào - đặc biệt là các cộng đồng hạ nguồn - cần được thực hiện. Với hơn 70 dự án thủy điện hiện đang được xây dựng và quy hoạch trên toàn nước Lào - hầu hết đều do các công ty tư nhân sở hữu và điều hành, cần phải xem xét ngay lập tức các đập đang được quy hoạch, thiết kế và quản lý như thế nào.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo