"Kết quả có 175/175 ủy viên chính thức của Ban Chấp hành trung ương tham dự Hội nghị Trung ương 8 đồng ý giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Như vậy, 100% ủy viên trung ương thống nhất giới thiệu và là thống nhất rất cao. Ông Đinh Thế Huynh là người vắng mặt duy nhất tại hội nghị" - ông Vĩnh nói.
Trước đó, ngày 3-10, Hội nghị Trung ương 8 đã thống nhất 100% giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV (dự kiến khai mạc vào ngày 22-10).
Ông Lê Quang Vĩnh cũng cho rằng việc Tổng Bí thư Đảng đồng thời là Chủ tịch nước hợp với ý Đảng, lòng dân, được nhân dân hoan nghênh. "Việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là việc hết sức tự nhiên trong đời sống chính trị của nhiều nước, cũng không phải là cái gì lạ và càng không phải chúng ta học ai đó. Chúng ta có sẵn định chế chủ tịch Đảng kiêm chủ tịch nước. Kể từ khi Bác Hồ từ trần, điều kiện chính trị lịch sử cụ thể chưa cho phép" - ông Vĩnh nhấn mạnh.
Cũng theo ông Lê Quang Vĩnh, việc Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước thì Văn phòng Trung ương và Văn phòng Chủ tịch nước vẫn giữ nguyên, không đặt vấn đề sáp nhập vì chức năng, nhiệm vụ rất khác nhau. "Trong lịch sử truyền thống nước ta có hàng chục năm ở thời Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng thời là Chủ tịch nước. Với kinh nghiệm truyền thống như vậy thì không có vấn đề gì đáng ngại. Thời Bác Hồ làm Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước thì vẫn có 2 văn phòng là Văn phòng Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước" - ông Vĩnh nhấn mạnh.
Một vấn đề đáng chú ý khác, theo ông Lê Quang Vĩnh, trong chương trình nghị sự năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII thì còn Hội nghị Trung ương 9 họp vào tháng 12 năm nay để thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm với các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư và ủy viên Trung ương Đảng. Ngoài ra, trung ương còn xem xét một số vấn đề quan trọng khác.
Bình luận (0)