Trong đó có 50 camera thông minh có khả năng nhận diện khuôn mặt, nhận dạng loại phương tiện, phát hiện các sự cố về giao thông, an ninh trật tự... Qua đó, lực lượng Công an TP đã thí điểm hệ thống nhận dạng đối tượng và phương tiện nghi vấn. Kết quả cho thấy tỉ lệ chính xác rất cao, nhận dạng biển số xe 4 bánh đạt 95,5%, xe 2 bánh đạt 87,1%.
Hiện nay, Trung tâm Điều hành đô thị thông minh đang tích hợp bổ sung phần mềm và một số camera từ Trung tâm Điều hành Y tế thông minh của Sở Y tế và mô hình thí điểm Trung tâm Điều hành Giáo dục thông minh. "Khi camera được thiết lập khắp các nơi, việc quản lý trở nên dễ dàng hơn. Ở góc độ giao thông, người dân sẽ chủ động lựa chọn lộ trình khi nhận được các cảnh báo, các tín hiệu đèn giao thông hoạt động nhịp nhàng dựa trên mật độ phương tiện. Ở góc độ an ninh trật tự, đây là công cụ nhận dạng hành vi, giám sát các đối tượng nghi vấn, phân tích hành vi bạo lực…" - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP nhấn mạnh.
Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM khảo sát việc triển khai thực hiện đề án “Xây dựng TP HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”Ảnh: LÊ PHONG
Tuy đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng ông Lê Quốc Cường cũng thừa nhận hiện đang gặp khó khăn về chi phí duy trì, bảo dưỡng và tuyển nguồn nhân lực để vận hành hệ thống. Cụ thể, ở việc tuyển chọn nguồn nhân lực, mỗi đợt tuyển dụng hồ sơ đăng ký rất ít, đó là chưa kể có những người khi thử việc không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. "Bởi trong lĩnh vực này, nếu người giỏi thì họ muốn mức thu nhập đến vài ngàn USD/tháng trong khi cơ chế nhà nước không thể giải quyết được" - ông Lê Quốc Cường phân tích.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, công nghệ thông tin thay đổi từng ngày, do đó phải chú tâm công tác nguồn nhân lực. "Phát triển đô thị theo hướng thông minh đang là xu hướng chung trên toàn cầu, quá trình thực hiện này là lâu dài mới có thể đi đến kết quả cuối cùng" - ông Trương Trọng Nghĩa nói.
Bình luận (0)