xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM siết chặt thực hiện Chỉ thị 16

PHAN ANH

TP HCM tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 1-8 với nhiều giải pháp mạnh hơn, siết chặt giãn cách tại các khu cách ly, khu phong tỏa nhằm kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh

Chiều 23-7, UBND TP HCM tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 15 ngày (từ 0 giờ ngày 9-7 đến nay) thực hiện cách ly xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 (Chỉ thị 16) của Thủ tướng.

Số ca nhiễm còn tăng cao

Trình bày báo cáo sơ kết, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cho biết hiện dịch bệnh tại TP vẫn diễn biến rất phức tạp. Từ ngày 9-7 đến 6 giờ ngày 23-7, TP có 40.255 ca nhiễm phát hiện qua ghi nhận của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC). Từ ngày 9-7 đến nay, trung bình mỗi ngày TP phát hiện 2.780 ca bệnh, phần lớn ghi nhận tại khu cách ly, khu phong tỏa.

Đánh giá 15 ngày qua, ông Dương Anh Đức nhìn nhận TP đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân đối với những quyết sách và phương thức chống dịch mà các ngành, các cấp đang triển khai. TP cũng hỗ trợ kịp thời các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn; bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Nghị quyết 09 của HĐND TP.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết số ca nhiễm vẫn còn tăng cao, đa số là tại các khu phong tỏa, cho thấy việc quản lý tại các khu phong tỏa còn chưa chặt chẽ, bộc lộ một số hạn chế. Việc triển khai các giải pháp theo Chỉ thị 16 có nơi có lúc chưa hiệu quả, chưa thống nhất, chưa đủ mạnh trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn. Do đó, TP tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 1-8 với các giải pháp mạnh hơn nữa, nhằm kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh; hạ thấp số ca nhiễm mới và tập trung điều trị các bệnh nhân nặng, giảm tỉ lệ tử vong.

Thu hẹp diện đối tượng hoạt động trong thời gian cách ly

Ngoài những giải pháp chính, TP sẽ thực hiện những giải pháp mạnh hơn nữa theo Chỉ thị 12 ngày 22-7-2021 của Thành ủy TP HCM. Theo đó, thu hẹp diện các nhóm đối tượng hoạt động trong thời gian thực hiện cách ly toàn TP.

Cụ thể, TP tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách; ngân hàng, chứng khoán hoạt động mức độ duy trì công suất để cung ứng kịp thời dịch vụ cần thiết...

Siết chặt hoạt động của doanh nghiệp (DN): Chỉ những DN dịch vụ thiết yếu về y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn cho các bệnh viện (BV), khu cách ly, khu thu dung điều trị; cung cấp điện, nước, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu; Kho bạc Nhà nước, dịch vụ tang lễ và một số dịch vụ thiết yếu khác do cấp có thẩm quyền quy định được hoạt động theo yêu cầu phục vụ và bảo đảm an toàn. Các DN sản xuất khác chỉ được phép hoạt động với điều kiện phải bảo đảm an toàn; kiên quyết dừng ngay lập tức và xử phạt nghiêm đối với các trường hợp hoạt động không bảo đảm các yêu cầu công tác phòng chống dịch. Cơ quan nhà nước tổ chức làm việc luân phiên cách ngày hoặc buổi trong ngày tại cơ quan; gương mẫu, chấp hành nghiêm Chỉ thị 16, chỉ ra đường trong trường hợp có việc cấp thiết.

TP HCM siết chặt thực hiện Chỉ thị 16 - Ảnh 1.

Lực lượng quân đội phun tiêu độc khử khuẩn tại TP HCM, ngày 23-7 Ảnh: HUẾ XUÂN

TP sẽ siết chặt công tác quản lý tại các khu cách ly, khu phong tỏa với mục tiêu không để xảy ra lây nhiễm chéo trong khu phong tỏa. Các địa phương phải quyết liệt tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách, quy định cách ly, phong tỏa. Cùng với đó là tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trong khu phong tỏa. Trường hợp vi phạm thì xử lý thật nghiêm.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM, các chợ truyền thống sẽ được tổ chức theo mô hình mới, có quy định nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không gian mở, thoáng (có thể sử dụng mặt đường làm nơi họp chợ), có màng ngăn giữa người mua và bán, niêm yết giá và khuyến khích bán hàng vào túi sẵn, thực hiện nghiêm giãn cách; chỉ cho phép kinh doanh lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và giảm quy mô còn khoảng 30%; các hộ kinh doanh hoạt động luân phiên theo ngày chẵn - lẻ để giảm tối đa lượng người tương tác... TP cũng tiếp tục đẩy mạnh giải pháp sản xuất an toàn với phương châm "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ).

Làm thật trọng tâm, trọng điểm

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng TP nên tiếp tục đẩy mạnh công tác truy vết, xét nghiệm F0 ra khỏi cộng đồng nhưng phải làm thật trọng tâm, trọng điểm; chỗ nào có dấu hiệu, triệu chứng thì "đánh mạnh". Về công tác cách ly, điều trị, ông ủng hộ việc cách ly F1, điều trị F0 tại nhà.

"Chúng ta không nên có quan điểm F0 là người bệnh. F0 có thể là người bệnh hoặc không. Việc điều trị tại nhà sẽ giảm áp lực, "chia lửa" rất nhiều cho hệ thống y tế tuyến trên" - Phó Thủ tướng Thường trực nói và nhấn mạnh trước mắt vẫn phải tiếp tục tăng cường Chỉ thị 16 nhưng cơ bản và lâu dài phải tiếp tục đối phó với dịch bệnh. Muốn như vậy, phải đẩy mạnh việc tiêm chủng vắc-xin cho người dân. TP HCM phải làm tốt việc tiêm vắc-xin để phòng chống dịch hiệu quả. Ngoài nguồn vắc-xin được phân bổ từ trung ương, TP cần chủ động tìm kiếm những nguồn lực khác để có vắc-xin tiêm chủng cho người dân.

Trước đó, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên đã ký ban hành khẩn Chỉ thị 12 về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Theo đó, Bí thư Thành ủy yêu cầu toàn hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở xung kích, đi đầu trong thực hiện hiệu quả các biện pháp tăng cường Chỉ thị 16. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP khẩn trương cụ thể hóa thành quyết định bảo đảm tính pháp lý cao nhất, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt hiệu quả các giải pháp tăng cường Chỉ thị 16 đề ra. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhất là ngành y tế phối hợp kịp thời các địa phương xây dựng các kịch bản chi tiết, giải pháp cụ thể phòng chống dịch. 

Xét nghiệm theo hộ gia đình

Cùng ngày, HCDC cho biết TP HCM đang triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đợt 5 cho các đối tượng ưu tiên theo kế hoạch được UBND TP ban hành.

Chiến dịch được triển khai tại BV và các điểm tiêm tại phường, xã. Bệnh nhân có bệnh lý nền, người trên 65 tuổi sẽ tiêm tại BV. Các nhóm đối tượng khác sẽ tiêm ở các điểm tiêm tại phường, xã. Đồng thời, triển khai lấy mẫu tầm soát người dân tại cộng đồng bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm RT-PCR. Tổ chức hoạt động xét nghiệm theo từng hộ gia đình để bảo đảm việc giãn cách.

Ng.Thạnh

Điều trị bệnh nhân Covid-19 theo tháp 5 tầng

Thông tin về công tác điều trị và giảm thiểu tử vong F0 trong thời gian tới, lãnh đạo TP HCM cho biết TP sẽ khắc phục vướng mắc hiện nay trong việc phối hợp điều chuyển F0, F1 trong quá trình cách ly và điều trị. Theo đó, TP hướng dẫn rõ công tác vận chuyển, phối hợp giữa các khu cách ly và bệnh viện (BV) điều trị khi "F1 chuyển thành F0" và "F0 không triệu chứng thành F0 có triệu chứng nặng".

Hiện nay, công tác thu dung và điều trị người bệnh Covid-19 được TP thực hiện theo hệ thống 5 tầng. Tầng 1: Cơ sở chăm sóc và theo dõi sức khỏe các trường hợp F0 không triệu chứng, không kèm bệnh lý nền hoặc đã được điều trị ổn định và không béo phì được cách ly tập trung tại các cơ sở trên địa bàn quận, huyện và TP Thủ Đức. Tầng 2: BV dã chiến thu dung điều trị Covid-19 có nhiệm vụ điều trị các trường hợp Covid-19 có triệu chứng và điều trị các bệnh lý nền kèm theo; xử trí cấp cứu các trường hợp có dấu hiệu chuyển biến nặng trước khi chuyển viện. Hiện đã có 13 BV với tổng số khoảng 32.000 giường, đang sử dụng 26.957 giường và tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

3-hình-BOX-tr-3

Lực lượng dân quân tự vệ vận chuyển nhu yếu phẩm vào phục vụ các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 tại TP Thủ Đức Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tầng 3: BV điều trị ở mức cơ bản đối với các trường hợp mắc Covid-19 có triệu chứng trung bình và nặng, có hoặc không kèm nhiều bệnh lý nền; hồi sức cấp cứu (thở máy) một số trường hợp chuyển biến nặng; xử trí cấp cứu các trường hợp có dấu hiệu chuyển biến nặng trước khi chuyển viện. Hiện có 8 BV với tổng số khoảng 3.315 giường, hiện đang sử dụng 2.832 giường.

Tầng 4: BV điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nặng, có bệnh lý do bệnh lý nền hoặc bệnh lý đi kèm; hồi sức cấp cứu (thở máy, lọc máu liên tục) các trường hợp nặng; hiện có 10 bệnh viện với tổng số khoảng 3.900 giường. Tầng 5: BV hồi sức Covid-19 được trang bị đầy đủ các phương tiện hồi sức hiện đại, có nhiệm vụ hồi sức chuyên sâu cho các trường hợp nguy kịch; bảo đảm đầy đủ cơ số thuốc cho điều trị người bệnh Covid-19 có triệu chứng nặng và nguy kịch theo phác đồ của Bộ Y tế; hiện có 4 BV với tổng số khoảng 2.000 giường.

Ng.Phan

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo