xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM thúc đẩy 3 trụ cột tăng trưởng

Bài và ảnh: PHAN ANH

Nhiều giải pháp được TP HCM đồng loạt thực hiện để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Chiều 20-4, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM đã làm việc với UBND thành phố về tình hình kinh tế - xã hội và dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội. Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên.

Động lực tăng trưởng suy giảm

Báo cáo với Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cho biết tăng trưởng kinh tế của thành phố trong quý I/2023 chỉ đạt 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chỉ số cạnh tranh, quản trị của thành phố về PCI, PAPI, PAR-Index… đều ở mức trung bình thấp.

Nguyên nhân là do nền kinh tế TP HCM có độ mở, độ nhạy cao nên biến động kinh tế thế giới đã tác động mạnh. Bên cạnh đó, 5 năm trở lại đây, các động lực tăng trưởng của TP HCM đã suy giảm; đóng góp về GDP hay ngân sách, một số lĩnh vực như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp… đều giảm sút.

"TP HCM chưa kịp thời huy động các động lực mới, chưa giải quyết được các điểm nghẽn thì đối mặt với dịch COVID-19. Các động lực phát triển trong nhiều năm gần đây vốn suy giảm tiếp tục bị bào mòn, thách thức sau dịch. Nếu không tháo điểm nghẽn có tính chiến lược sẽ gặp khó về hạ tầng, thể chế và nguồn nhân lực trong thời gian tới" - Chủ tịch UBND TP HCM nhận định.

Nêu ý kiến trước luồng dư luận gần đây cho rằng "tăng trưởng kinh tế của TP HCM quý I thấp là do cán bộ, công chức né tránh, sợ trách nhiệm", ông Phan Văn Mãi cho biết ông không ngờ khi kết quả kinh tế - xã hội của thành phố thấp hơn dự báo, bởi những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.

"Có tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức vì lo sợ, thiếu trách nhiệm nên chất lượng hiệu quả công vụ không cao dẫn đến giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp (DN) chưa kịp thời, chứ không phải toàn bộ hệ thống lo sợ đến mức không làm gì, trì trệ và dẫn đến kết quả như thế" - ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng trong quý I, TP HCM đã nỗ lực rất nhiều, chỉ là kết quả chưa như mong muốn. Việc chấn chỉnh thị trường bất động sản là cần thiết. Trong quá trình chấn chỉnh sẽ có nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân - một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng - nhưng phải chấp nhận.

TP HCM thúc đẩy 3 trụ cột tăng trưởng - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi trình bày các giải pháp tăng trưởng kinh tế ở cuộc họp ngày 20-4

Thực hiện nhiều giải pháp

Liên quan việc xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), ông Phạm Đăng Hồ, Trưởng Phòng Phát triển nhà và Thị trường bất động sản - Sở Xây dựng TP HCM, cho biết trong đề án 1 triệu căn NƠXH của Chính phủ đến năm 2030 với gói hỗ trợ 120.000 tỉ đồng, Chính phủ giao thành phố 69.700 căn. TP HCM đang tập trung tháo gỡ vướng mắc thủ tục cho các dự án, khi có giấy phép xây dựng sẽ giải ngân được gói này.

Ngoài ra, TP HCM cũng tập trung đầu tư công để tạo lập quỹ NƠXH thuộc sở hữu nhà nước. Sở Xây dựng sẽ kiến nghị UBND thành phố cho phép triển khai đầu tư công đối với NƠXH và xây trên một số khu đất sẵn có ở các quận 12, Bình Thạnh.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM cho biết việc triển khai gói hỗ trợ 120.000 tỉ đồng trong đề án 1 triệu căn NƠXH có nhiều thuận lợi. Gói này do 4 ngân hàng thương mại nhà nước chủ động đưa ra nên có nguồn lực và rất thuận lợi khi cho vay. Bên cạnh đó, lãi suất cũng thấp - chỉ 8,7%.

Về giải pháp trong thời gian tới, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết sẽ tập trung đẩy mạnh 3 trụ cột tăng trưởng. Đối với đầu tư công, thành phố quyết tâm trong 6 tháng đầu năm tập trung cao cho việc giải phóng mặt bằng, cố gắng hết quý II giải ngân 35%-40% trong tổng số vốn 72.000 tỉ đồng.

"Chúng tôi gắn trách nhiệm cho chủ đầu tư, có kế hoạch chi tiết cho từng dự án. Thành phố cũng đã xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, xét thi đua quý I, thu nhập tăng thêm, nếu lỗi chủ quan kéo dài thì sẽ có hình thức xử lý phù hợp" - ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Vừa qua, Thường vụ Thành ủy TP HCM đã phân công đoàn công tác để đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ các chủ đầu tư, thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Thành phố cũng đang tập trung gỡ vốn cho DN, các dự án, hợp đồng để thúc đẩy đầu tư tư nhân, tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản.

Về trụ cột tiêu dùng có sự giảm sút khá lớn, TP HCM đã triển khai chương trình kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường. Ngoài kích thích tiêu dùng, thành phố cũng tăng cường kết nối vùng để mở rộng thị trường.

Về trụ cột xuất khẩu, TP HCM hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại; có chương trình thúc đẩy xuất khẩu. Sắp tới, TP HCM sẽ triển khai chương trình hỗ trợ DN tiếp cận thị trường mới, đổi mới công nghệ sản xuất.

Trình 7 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho TP HCM

Chính phủ vừa có Tờ trình gửi Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM. Theo đó, Chính phủ đề xuất TP HCM được áp dụng 7 nhóm chính sách đặc thù về các lĩnh vực: Quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên - môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của TP HCM và tổ chức bộ máy TP Thủ Đức.

M.Chiến

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo