xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trách nhiệm với tài sản của dân

Phạm Hồ

Mấy ngày qua, dư luận xã hội lại thêm một lần ầm ào về việc cán bộ sử dụng xe công đến dự đám giỗ ở nhà trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng.

Vị cán bộ này giải thích đủ điều nhưng cũng không khỏa lấp được sự thật là có người dùng xe công vào việc riêng.

Chuyện xe công đến nhà riêng này là chỉ những người trong cuộc với nhau nên lý do mà Tỉnh ủy tỉnh này đưa ra sau đó để trả lời giới truyền thông cũng chẳng ai kiểm chứng được. Duy có điều, chỉ là nhắc nhở chứ không kiểm điểm. Cách xử lý như thế này khá quen, bởi vào 1 năm trước dư luận cũng bức xúc về việc nhiều cán bộ dùng xe công dự đám cưới con của trưởng Ban Dân vận Thành ủy Sóc Trăng rồi cũng chẳng ai bị xử lý gì. Không bị xử lý thì cán bộ xem xe công như "xe ông" cũng không phải là điều lạ. Nhiều người xem việc sử dụng xe công vào việc riêng chỉ là "chuyện nhỏ như con muỗi".

Nhưng vấn đề tùy tiện sử dụng xe công có thật sự là chuyện nhỏ? Không hề. Xe công là dùng tiền của người dân để sắm. Không những vậy, người dân còn trả luôn chi phí bảo trì, xăng dầu và cả lương cho tài xế. Theo tính toán của Bộ Tài chính, chi phí cho 1 ôtô công vào khoảng 320 triệu đồng/năm. Thống kê đến cuối năm 2018, cả nước có khoảng 30.000 ôtô công. Thử làm một phép nhân chúng ta sẽ thấy con số lớn đến đâu.

Nhưng bức xúc lớn nhất không phải số tiền này mà chính là việc sử dụng chúng như thế nào hiệu quả, ngăn chặn được việc lãng phí khi lạm dụng xe công vào việc riêng. Quy định của pháp luật cũng có đủ, quy định của từng địa phương cũng không thiếu nhưng chuyện cán bộ dùng xe công sai mục đích vẫn luôn diễn ra và bức xúc lớn hơn chính là chẳng mấy người bị xử lý.

Từ nhiều năm trước, Chính phủ đã đặt ra vấn đề giảm xe công và kiểm soát việc sử dụng cho mục đích công. Đầu năm 2019, Chính phủ ban hành nghị định về tiêu chuẩn định mức và sử dụng xe công. Theo nghị định này, cơ chế khoán chỉ dừng lại tự nguyện đối với một số chức danh như thứ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, phó trưởng ban của Đảng ở trung ương… thay vì áp dụng bắt buộc như Bộ Tài chính đề xuất. Mục tiêu đề ra đến hết năm 2020 sẽ giảm được từ 30% - 50% xe công, nay đã dần đến cuối năm, xe công từ các địa phương, các cơ quan trung ương cũng không được giảm mấy nên mục tiêu trên cũng khó hy vọng thành hiện thực. Thậm chí nhiều địa phương đã "quên" luôn cả chủ trương này.

Dư luận đòi hỏi quản lý nghiêm việc cán bộ dùng xe công là bởi qua đây cho thấy được thái độ của cán bộ đối với công sản. Công sản dù nhỏ như là chiếc ghế, cái bàn hay lớn hơn là ôtô, công sở… đều phải được sử dụng cho việc công - chính là phục vụ người dân. Qua kết quả sử dụng khối công sản có thể đánh giá được năng lực của cán bộ, của bộ máy quản lý nhà nước từng ngành, từng địa phương.

Việc sử dụng tùy tiện công sản là thói quen nguy hiểm, dễ dẫn đến những hệ quả rất tiêu cực cho xã hội. Xài xe công như xe riêng là vấn đề đang diễn ra và biến những tài sản công có giá trị khổng lồ như nhà, đất, công sở… thành của riêng cũng đã từng diễn ra. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo