xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trở lại thị trường lao động

Toàn Thanh

Đại dịch Covid-19 quét qua toàn cầu, gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đến cuộc sống của toàn nhân loại.

Tại Việt Nam, đại dịch đã tác động tiêu cực đến doanh nghiệp (DN), việc làm và thu nhập của người lao động (NLĐ).

Trong 8 tháng của năm 2020, cả nước có 34.300 DN tạm ngừng kinh doanh, trong đó có 24.200 DN ngừng hoạt động, chờ giải thể. Chỉ riêng trong quý II năm nay, có 30,8 triệu NLĐ bị ảnh hưởng việc làm do dịch Covid-19, trong đó có 2,4 triệu lao động mất việc.

Trở lại thị trường lao động - Ảnh 1.

Lĩnh vực sản xuất khẩu trang, vật tư y tế đang được nhiều doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư Ảnh: PHƯƠNG AN

Trong bối cảnh đó, dưới sự điều hành quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước, chúng ta đã tạo nên sức mạnh to lớn và những kết quả quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa duy trì, phát triển nền kinh tế. Cả nước bước vào cuộc chiến "chống dịch như chống giặc" với ý chí kiên cường. Đây cũng là cuộc chiến của riêng bản thân từng người dân, từng NLĐ. Ai cũng nỗ lực để chiến thắng bệnh tật hoặc chiến thắng bản thân; vượt khó để trụ vững, giữ việc làm, sống được bằng nghị lực, ý chí, bằng cả may mắn để tất cả cùng nhau vượt qua đại dịch.

Nhưng đã có những NLĐ phải rời nhà máy khi DN không còn sức chống chọi bởi các đối tác cũng kiệt quệ, mất hết đơn hàng. Các gói hỗ trợ cùng những chính sách an sinh xã hội được Đảng và nhà nước đưa ra đã giúp hàng triệu NLĐ vượt qua ngặt nghèo. Nhiều DN xoay trở, năng động tìm cách tái cơ cấu, chuyển đổi ngành nghề để trụ lại và tìm lối ra mới. Nhiều NLĐ chịu khó chuyển đổi việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình.

Dẫu biết rằng không dễ để NLĐ trở lại thị trường lao động trong thời gian cao điểm của dịch Covid-19, song rất cần chính sách của nhà nước khuyến khích NLĐ tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề nhằm giúp họ sẵn sàng tái hòa nhập, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong trạng thái bình thường mới. Để thích ứng hoàn cảnh, đòi hỏi đội ngũ lao động, nhất là lao động trẻ, phải sẵn sàng tạo dựng hoặc tìm việc làm mới bằng cách học các ngành nghề mới, các kỹ năng chuyên môn cần thiết để có cơ hội việc làm và duy trì tốt việc làm.

Trong hoàn cảnh hiện nay, tạo việc làm không chỉ là nhu cầu của NLĐ mà còn là xu thế tất yếu của thị trường lao động, nhất là duy trì việc làm bền vững, giảm tình trạng thất nghiệp. Do đó, bên cạnh nỗ lực vươn lên, tự học, tự đào tạo, rất cần những chương trình đào tạo nghề, chính sách cụ thể để hỗ trợ tích cực cho NLĐ được tham gia học nghề. Cần có sự liên thông, kết nối cung cầu giữa DN và NLĐ.

Cùng với hoạt động tái cơ cấu của DN, đây cũng là thời điểm để chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết những bất cập về số lượng và chất lượng việc làm. Khi đại dịch qua đi, thị trường lao động có những đổi thay trong tình hình mới thì yêu cầu nâng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực càng bức thiết hơn, đòi hỏi sự đáp ứng tương xứng về năng lực quản lý nhà nước và các chính sách bảo đảm xã hội.

Hãy bắt tay vào ngay, để tất cả kịp bước vào thị trường lao động trong tình hình mới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo