xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường quốc tế thông báo "đuổi học" vì mâu thuẫn học phí: Quyền bình đẳng học tập của trẻ bị xâm phạm

Bài và ảnh: Nguyễn Thuận

Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc đưa ra thông báo ngưng tiếp nhận 40 học sinh vì không tìm được tiếng nói chung với phụ huynh về học phí là vi phạm quyền được học tập của trẻ em được nhà nước quy định

Tiến sĩ - luật sư Bùi Kim Hiếu, Trưởng Khoa Luật Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP HCM, đưa ra quan điểm mâu thuẫn học phí giữa phụ huynh (PH) và nhà trường là quan hệ dân sự, với thông báo của Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) gửi đến PH về việc ngưng tiếp nhận học sinh (HS)cho năm học 2020-2021 là một dạng đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Chưa tuân thủ điều luật bình đẳng trong giáo dục

Tuy nhiên, lý do trường này đưa ra để chấm dứt hợp đồng không đúng theo điều 428 Bộ Luật Dân sự 2015. Cụ thể, những lý do VAS nêu ra không có lý do nào trong 3 trường hợp không phải bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng, các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định.

Giữa VAS và PH là dạng kinh doanh cung ứng và sử dụng dịch vụ, nhưng đây là hợp đồng liên quan đến lợi ích của người thứ ba thì phải được điều chỉnh thêm theo khoản 5 điều 402 Bộ Luật Dân sự 2015. Mặc dù ký kết ban đầu là của PH và nhà trường nhưng liên quan đến người thụ hưởng dịch vụ ở đây là HS nên phải có ý kiến của người trực tiếp thụ hưởng và sử dụng dịch vụ.

Trường quốc tế thông báo đuổi học vì mâu thuẫn học phí: Quyền bình đẳng học tập của trẻ bị xâm phạm - Ảnh 1.

Phụ huynh VAS khởi kiện trường vì không đạt được thỏa thuận trong học phí học trực tuyến

Cụ thể trong trường hợp này, HS có quyền đồng ý hoặc từ chối dịch vụ của VAS, phải hỏi ý kiến của HS trước. Muốn ngưng cung cấp dịch vụ, VAS phải đưa ra lý do thuyết phục, như PH không đóng học phí đúng hạn (trong trường hợp không có tranh chấp) hay HS vi phạm nghiêm trọng nội quy, quy chế nhà trường... Với quyết định này, ông Hiếu cho rằng VAS chưa tuân thủ đúng quy định pháp luật ở khoản 2 điều 83 Luật Giáo dục quy định quyền của người học là bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập.

Không thể đổ gánh nặng cho xã hội

Theo chuyên gia giáo dục độc lập Bùi Khánh Nguyên, bên ngoài khía cạnh pháp lý, về mặt văn hóa và giáo dục, cách hành xử của VAS là tiêu cực và không phù hợp với các giá trị của một tổ chức giáo dục. Một tổ chức giáo dục sẽ tôn trọng các quyền của PH và HS, ví dụ những quyền như phản hồi, khiếu nại, thậm chí gửi đơn tới tòa án khi họ thấy chính sách của trường là không công bằng hoặc sai luật. Trường nên chờ đợi tòa án có phán quyết chính thức: trường sai phần nào thì trường chịu, phụ huynh sai phần nào thì PH chịu, không nên đàn áp ý kiến trái chiều từ PH, nhất là khi trường đang quảng bá cho các giá trị tiến bộ và văn minh.

Theo các chuyên gia, việc trường từ chối nhận HS tiếp tục ở những năm tiếp theo đã đẩy PHHS vào thế khó. Những HS này rất khó để chuyển về trường công lập, xin vào trường ngoài công lập khác cũng khó vì tâm lý các trường rất e ngại khi tiếp nhận HS học khác chương trình.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định gì?

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT, cho rằng học phí của HS cần được hiểu là học phí theo từng đơn vị học kỳ. Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 hay lý do bất khả kháng nào khác mà các trường không thể tổ chức dạy học như lúc bình thường thì có thể chuyển sang phương thức dạy học khác, thậm chí tổ chức dạy bù để cuối cùng HS đạt được những yêu cầu của chương trình. Điều 21 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận HS quy định hiệu trưởng nhà trường không được "cưỡng ép hoặc gợi ý HS trường mình chuyển sang trường khác dưới bất kỳ lý do gì". Tuy nhiên, cũng tùy trường hợp. Ở trường hợp mâu thuẫn về học phí trong thời điểm dịch Covid-19 ở VAS, nếu PH vẫn đóng học phí dù phản đối và vẫn kiện ra tòa thì trường không có lý do để từ chối tiếp nhận HS. Ngược lại, nếu PH không đóng tiền vì bất đồng thì có nghĩa là PH đã không thực hiện nghĩa vụ đóng học phí thì trường có lý do để từ chối tiếp nhận.

H.Lân

"Không tiếp nhận" học sinh là phản giáo dục

Theo tiến sĩ Nguyễn Vinh Huy - Chủ tịch sáng lập hệ thống Luật Thịnh Trí, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, VAS là trường tư thục có cơ quan chủ quan là Công ty CP Giáo dục quốc tế Việt Úc, do vậy, việc đưa ra các quyết định của nhà trường không chỉ các quy định chung của doanh nghiệp mà còn cần phải tuân thủ quy định chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. Việc thu học phí và các khoản thu của nhà trường phục vụ học tập phải được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà trường với đại diện của người học (cha mẹ, người giám hộ...), việc thay đổi cũng phải thực hiện theo nguyên tắc này. Nếu không thỏa thuận được mức thu học phí, bổ sung tiết học và các chi phí phục vụ học tập, nhà trường phải báo cáo cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước của địa phương (Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM) để cùng phối hợp với PH thống nhất phương án giải quyết mà không được tự ý không tiếp nhận HS.

Về phía PH, cần trao đổi với VAS để thống nhất việc thu học phí, bổ sung tiết học và các khoản thu của nhà trường phục vụ học tập trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà trường với đại diện của người học (cha mẹ, người giám hộ...). Nếu không thỏa thuận được hoặc nếu có nhu cầu, người học có quyền chuyển tiếp sang cơ sở giáo dục khác của Việt Nam.

Còn theo luật sư Cao Thế Luận, Công ty Luật TNHH Kao Kiến, trường hợp nhà trường lấy lý do vì sự bất đồng ý kiến của PH mà không tiếp nhận HS đang theo học ở trường vào niên học mới, xét về tính giáo dục, đây là một hành vi phản giáo dục của nhà trường. Trường hợp PH phản ứng thái quá và vi phạm các thỏa thuận của hợp đồng thì nhà trường có quyền khởi kiện hoặc ứng xử khác phù hợp quy định pháp luật. Ngược lại, phía PH có thể kiện đòi công bằng nếu các yêu cầu, khoản phí mà mình cho rằng bất hợp lý. Việc tạm dừng thanh toán, chậm thanh toán học phí, các khoản đều có thể xem là vi phạm thỏa thuận giữa các bên. Hướng khởi kiện tại một tổ chức có thẩm quyền là điều 2 bên nên hướng đến. Tuy nhiên, trong thời gian tranh chấp, 2 bên nên tôn trọng và tuân thủ các thỏa thuận đã được ký kết trước đó.

Trường Hoàng ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo