Nhưng, làm gì được Ngọc Trinh mới là vấn đề.
Bất chấp tiếng bấc tiếng chì, cô này vẫn tỉnh bơ, bảo "miễn tôi thấy đẹp và được nhiều người khen là ổn". Vậy, chỉ lên án rồi chẳng làm gì thì sẽ có thêm nhiều trường hợp tương tự khác tái diễn, trong khi quyền xem xét, xử lý nằm trong tay cơ quan chức năng.
Hồi cuối tháng 8-2013, Angela Phương Trinh ăn mặc sexy và múa cột khiêu khích tại một quán bar ở Hà Nội, bị Cục Biểu diễn Nghệ thuật sau đó cấm tham gia tất cả các hoạt động nghệ thuật và biểu diễn thời trang trên toàn quốc trong 6 tháng. Từ đó, ca sĩ này mới biết sợ, kể với báo chí rằng "án phạt đó là bài học cảnh tỉnh" đối với cô.
Nếu tất cả các trường hợp vi phạm quy định pháp luật và trái thuần phong mỹ tục trong hoạt động nghệ thuật, thời trang đều bị phạt nghiêm thì đã không tái diễn những cảnh chướng mắt - như Ngọc Trinh ở Cannes - và nhiều ca sĩ, người mẫu, hoa khôi... khác khi hành nghề trong nước hay ra nước ngoài. Dù cầm giữ "cây gậy pháp lý" nhưng thực tế cho thấy cơ quan hữu trách nhiều khi rất lúng túng trong việc "ra đòn"!
Đã 10 ngày kể từ khi phát hiện một cặp rắn hổ mây được doanh nghiệp nuôi giữ tại Khu Du lịch Đồi Tức Dụp (An Giang) nhưng cho đến bây giờ các bên vẫn loay hoay hướng xử lý.
Có đề xuất đưa về Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) để vừa nuôi dưỡng chúng vừa phục vụ du lịch và nghiên cứu. Xem ra đó là lựa chọn hợp lý nhất. Tuy nhiên, quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh An Giang là đưa cặp rắn về lại tự nhiên (núi Cấm), nơi có ít người đến. Nếu làm vậy, chắc gì cặp rắn có thể sống được, vì đến nay vẫn chưa xác định được cặp rắn này xuất xứ từ đâu, thật sự là rắn tự nhiên hay rắn nuôi, bởi chỉ có thông tin doanh nghiệp kia khai báo do nhóm công nhân điện dưới chân núi Cấm bắt và đưa về đây nuôi nhốt.
Vậy mới thấy sự chậm chạp của các cơ quan chức năng. Cho dù quy định về bảo vệ, nuôi nhốt động vật hoang dã đã có và rõ ràng nhưng khâu thực thi vẫn luẩn quẩn. Chỉ mới cặp rắn thôi mà xin ý kiến đến tận trung ương, trong khi hệ thống cơ quan chuyên trách từ cấp dưới bộ đến địa phương có đủ.
Trường hợp này phản ánh một thực tế kéo dài ở nước ta, đó là bộ máy hành chính thụ động, đẩy việc. Từ việc dễ đến việc khó cũng chờ chỉ đạo hoặc xin ý kiến, rồi họp liên tịch, đợi thống nhất chủ trương, ban hành nghị quyết. Có rất nhiều việc ở địa phương, cấp quận - huyện hoặc tỉnh - thành thừa thẩm quyền xử lý nhưng lại không dám quyết, tự làm yếu mình đi bằng cách chọn giải pháp an toàn là xin ý kiến Thủ tướng! Người đứng đầu Chính phủ trăm công ngàn việc, trong khi đã phân cấp phân quyền rồi, việc ai nấy làm và làm thì chịu trách nhiệm, có đâu mà cứ "chuyền ban" cho người khác, sai lạc với tinh thần của bộ máy hành chính hành động, kiến tạo!?
Hiệu quả công vụ không hẳn nằm ở cơ chế giải quyết công việc mà phụ thuộc cái tâm và cái tầm của người thực thi chức trách.
Bình luận (0)