xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tử thần rình rập trên sông Sài Gòn

NHƯ PHÚ - GIA MINH

Không bằng vẫn lái tàu, đèn pha không đủ sáng vẫn đi lại ban đêm… là những yếu tố khiến tai nạn rình rập trên sông Sài Gòn

Công an tỉnh Bình Dương vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 2 người trong vụ sà lan tông chìm ghe chở cát trên sông Sài Gòn (đoạn qua thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) làm 2 mẹ con chết đuối thương tâm vào rạng sáng 30-7.

Trông gà hóa cuốc

Người trực tiếp lái chiếc sà lan lúc gây tai nạn là ông Đỗ Phước Hải (44 tuổi, quê Long An) bị khởi tố về hành vi "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy". Riêng thuyền trưởng Huỳnh Tấn Kha (30 tuổi, quê Long An) bị khởi tố về hành vi "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy".

Vì sao ông Hải không có giấy phép lái sà lan nhưng thuyền trưởng Kha vẫn để ông này cầm lái rồi gây tai nạn cướp đi 2 mạng người? Ban đầu, Hải khai mình lái sà lan thay cho Kha vì Kha bận đi vệ sinh nhưng sau đó 2 đối tượng lại thay đổi lời khai trên.

Tử thần rình rập trên sông Sài Gòn - Ảnh 1.

Tại TP HCM, hoạt động kiểm tra an toàn giao thông thủy đang được tăng cường nhưng vẫn còn nhiều nguy cơ tai nạn Ảnh: GIA MINH

Theo đó, vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 30-7, Kha lái sà lan từ huyện Hóc Môn (TP HCM) xuôi theo hạ lưu sông Sài Gòn về trung tâm TP HCM. Đi khoảng 30 phút, Kha nhờ Hải điều khiển sà lan còn mình đi xuống kiểm tra hầm máy. Hải điều khiển sà lan được khoảng 10 phút, đến đoạn sông giáp ranh giữa xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn) và xã An Sơn (thị xã Thuận An) thì thấy phía trước có "một đám màu đen đang trôi cùng chiều". Hải khai: "Tôi nghĩ đám màu đen đó là lục bình nên không bóp còi, pha đèn cảnh báo, không tiếp tục quan sát mà cho chạy tiếp".

"Đám màu đen" mà Hải nói chính là chiếc ghe của gia đình ông Lê Văn Thuận (38 tuổi, quê Tiền Giang). Trên ghe chở 18 m3 cát cùng ông Thuận, bà Thúy Em (vợ ông Thuận) và con trai là Lê Long An (16 tuổi), con gái Lê Thị Thanh Bình (10 tuổi).

Do "nhìn gà hóa cuốc", Hải lái sà lan đâm vỡ ghe. Thấy ghe chìm, ông Thuận hô hoán để vợ con tỉnh giấc, nhảy xuống sông nhưng chỉ anh và cháu Lê Long An thoát kịp. Còn vợ và con gái nhỏ chìm theo ghe.

Đánh giá nguyên nhân vụ tai nạn trên, ông Vũ Trung Tá, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý Bảo trì Đường thủy nội địa số 10 (trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) - đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì đoạn sông Sài Gòn trên, phỏng đoán là do lỗi của người điều khiển phương tiện và hệ thống đèn trên phương tiện không được trang bị đầy đủ.

Ông Tá tiết lộ con số giật mình: "Hiện nay trên 60% phương tiện nhỏ lẻ chưa được đăng kiểm, khoảng 50% người lái, đặc biệt lái phương tiện dân dụng chở gia đình trên đó, chưa có bằng cấp phù hợp".

Lỗi hoàn toàn ở người điều khiển?

Theo ông Tá, tuyến sông Sài Gòn nhìn chung khá thoáng, có tiềm năng khai thác vận tải và du lịch. Dọc sông hiện bố trí hệ thống biển báo hiệu cho những tình huống phức tạp, nguy hiểm nhưng vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình giao thông tại đây là tĩnh không và lục bình.

Cụ thể, hiện độ tĩnh không của cầu Bình Lợi và cầu Phú Cường quá thấp, gây khó khăn cho phương tiện lớn qua lại. Lục bình trên sông Sài Gòn cũng nổi dày đặc, làm các phương tiện gặp trở ngại khi di chuyển. Nhiều lúc, lục bình còn bám vào các phao phân luồng tuyến khiến các phao này trôi dịch, đèn tín hiệu gắn trên phao bị tắt.

Trung tá Phan Văn Mẫn - Đội trưởng Đội Điều tra giải quyết tai nạn, xử lý vi phạm và tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy (PC68) Công an TP HCM - cho biết trong những tháng đầu năm 2017, tình hình tai nạn giao thông thủy trên địa bàn TP đã được kiềm chế, không xảy ra những vụ nghiêm trọng.

Tuy nhiên, vấn đề nổi lên là có đến 50% sự cố là do phương tiện đâm, va vào những công trình giao thông như cầu cống, bờ kè... Với thực trạng này, trung tá Mẫn cho biết PC68 đã triển khai nhiều kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên ngành kiểm tra lại tất cả khu vực bị sự cố để lên phương án khắc phục ngay. Đồng thời, xác định những "điểm đen" trên sông, kênh, rạch, các đơn vị cũng gắn nhiều biển báo và tăng cường tuần tra để hạn chế tối thiểu nguy cơ. "Tuy nhiên, điều lo ngại nhất và dễ dẫn tới tai nạn là nhiều người thường xuyên tham gia giao thông thủy nhưng lại rất hạn chế trong việc tiếp nhận các biện pháp tuyên truyền để hoạt động an toàn và đúng quy định" - trung tá Mẫn nói.

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, trong những tháng đầu năm 2017, trên địa bàn TP xảy ra khoảng 10 sự cố giao thông thủy, làm ảnh hưởng đến nhiều công trình giao thông, cầu cống, bờ kè... Đặc biệt, đại diện Sở GTVT nhìn nhận số vụ tai nạn giao thông thủy tuy không nhiều như giao thông đường bộ nhưng mức độ nghiêm trọng thường lớn hơn rất nhiều.

Vì vậy, Sở GTVT cho biết mỗi quý đều phối hợp với Ban An toàn giao thông TP, UBND các quận, huyện và PC68 lập những kế hoạch liên ngành để kiểm tra các điều kiện an toàn trên sông cũng như ở các bến thủy nội địa, bến đưa đón khách... 

40 bến thủy nội địa hoạt động sai phép

Trên địa bàn TP HCM tồn tại khoảng 40 bến thủy nội địa hoạt động sai phép, trong đó có nhiều bến còn nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ cầu, công trình vượt sông.

"Dù Thanh tra Sở GTVT, Cảng vụ Đường thủy nội địa đã lập nhiều kế hoạch kiểm tra cũng như bàn giao cho UBND các quận, huyện theo dõi, xử lý nhưng bến thủy nội địa không phép vẫn lén lút hoạt động, đặc biệt là những bến hoạt động trong hành lang bảo vệ công trình cầu" - ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM, cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo