xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ trong thách thức

A.Q

Xâm nhập mặn đang đe dọa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 10/13 tỉnh đã chịu tác động khủng khiếp và trong số này, 5 tỉnh đã ban bố tình trạng khẩn cấp.

Theo Đài Khí tượng khu vực Nam Bộ ngày 12-3, trong những ngày tới, miền Nam tiếp tục nắng gắt, nhiệt độ có lúc lên tới 37 độ C,

nghĩa là tình trạng thiếu nước ngọt hiện đang xảy ra trên diện rộng ở ĐBSCL sẽ còn trầm trọng hơn nữa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân sinh.

Vựa gạo của cả nước đang đối mặt thách thức lớn, tác động tiêu cực đến an ninh lương thực quốc gia. Và trong hoàn cảnh cam go như vậy càng dễ nhận thấy đây là một khu vực rất dễ bị tổn thương. Dễ bị tổn thương nhưng trong hàng chục năm cứ loay hoay với các phương án phòng vệ và phát triển.

Đã có rất nhiều công trình với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng chống lũ, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thau chua rửa mặn, như: ngọt hóa bán đảo Cà Mau, đê biển Tây, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, cống âu thuyền Ninh Quới, dự án quản lý nước tại Bến Tre và ngăn sông Cửa Trung, công trình hồ Kênh Lấp... Đa số đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thật sự phát huy hiệu quả. Mà nạn xâm nhập mặn và hạn hán gay gắt đâu chỉ năm nay mới có mà hồi 2016 đã xảy ra, thiệt hại khi ấy còn lớn hơn bây giờ. Như vậy, vấn đề không phải nằm ở chỗ thiếu tiền để chống hạn - ngăn mặn mà còn do triển khai chậm các giải pháp đồng bộ khác. Ví dụ như chuyển đổi sinh kế. Trồng cây gì - nuôi con gì cứ thế lòng vòng, đến khi xác định phải là mô hình cây lúa - con tôm mới hiệu quả thì đã mất nhiều năm cơ hội. Hay như chuyện sụt lún, một trong những nguyên nhân cơ bản là do khai thác nước ngầm quá mức. Nhưng nếu không khai thác thì người dân lấy đâu ra nước ngọt mà dùng, cho sản xuất lẫn sinh hoạt? Cho nên, khi nào còn thiếu những nhà máy nước đủ năng lực cung ứng cho nhu cầu dân sinh tối thiểu thì lúc đó chưa thể ngăn chặn được sụt lún. Sụt lún ngày càng sâu trong khi nước biển thì dâng cao theo từng năm, điều gì sẽ xảy ra với vùng đất này? Hỏi mà không cần phải trả lời!

Những bất cập nhận diện được từ trong bối cảnh khó khăn đó giúp các nhà chức trách nắm rõ hơn bản chất vấn đề để có đối sách, chính sách chính xác và kịp thời hơn.

Cũng như vậy, từ trong hoạn nạn - như đợt dịch Covid-19 này - con người dễ bộc lộ tâm tánh, nhận thức, trình độ, thực lực… của mình hơn, kể cả xấu lẫn tốt. Một nữ diễn viên đã viết trên trang cá nhân "cảm ơn "cô Vy", dân số thế giới đã quá tải rồi nên chết bớt đi cho rộng chỗ"; một doanh nhân điện gió làm chuyện tày đình là tráo nhân viên thay mình đi cách ly; một ông bầu của giới chân dài trở về từ tâm dịch Ý được yêu cầu tự cách ly tại nhà song vẫn ung dung ra phố nhiều lần, khi bị bóc mẽ thì cãi chày cãi cối, lúc bị cưỡng chế vào khu cách ly thì chê "ngột ngạt"…

Nhà nước chưa phải xử lý gì cả, chỉ cần cộng đồng lên tiếng chỉ trích thôi cũng đủ để những cá nhân vị kỷ đó nhận thức lại và hối lỗi. Đấy đã là "bản án" quá lớn đối với họ rồi. Và qua những trường hợp sai trái như vậy, con người trong xã hội nói chung trông vào mà sửa mình, để biết chia sẻ và sống thiện lương hơn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo