xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ứng phó linh hoạt giúp chống dịch thành công

MINH CHIẾN

Nghị quyết 128 ra đời là dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19

Nghị quyết 128/NQ-CP (ngày 11-10-2021) về việc ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" đã được Chính phủ ban hành đúng thời điểm, có lộ trình là quyết sách mạnh bạo nhất và hiệu quả của Chính phủ. Đó là đánh giá chung của đại diện các bộ, ngành, chuyên gia tại tọa đàm "Nghị quyết 128/NQ-CP - Chuyển hướng chiến lược, ý nghĩa quyết định" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 5-10.

Bước ngoặt trong chống dịch

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, thời điểm cuối tháng 9-2021, Tổng cục Thống kê công bố kết quả tăng trưởng GDP quý III giảm rất sâu, âm 6,17%. Nguyên nhân bởi khi đó chúng ta kiểm soát dịch bệnh bằng cách hạn chế sự di chuyển của người dân nhằm hạn chế sự lây lan. Việc kinh tế tăng trưởng âm cho thấy sự khốc liệt của dịch COVID-19 thời điểm đó. "Nghị quyết 128/NQ-CP ra đời là bước ngoặt mạnh mẽ và tác động kịp thời tới sự tăng trưởng của cả nền kinh tế" - ông Phương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết ngay khi mới triển khai, quý IV/2021, GDP cả nước đã đạt kết quả dương. Từ đó đến nay, bước sang quý III/2022, cùng với Nghị quyết 128/NQ-CP là Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội ban hành và một số giải pháp khác đã tác động rất tích cực tới cả nền kinh tế. Kết quả tăng trưởng quý III và 9 tháng đầu năm nay với con số tăng trưởng GDP là 13,67% so với cùng kỳ năm trước. "Đây không phải con số ngẫu nhiên mà là sự tăng trưởng thực chất do nền kinh tế của chúng ta đang phục hồi" - ông Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Cho rằng Nghị quyết 128/NQ-CP phản ánh sự thay đổi trong chiến lược phòng chống dịch của Việt Nam, ông John Rockhold, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), đánh giá chiến lược này cũng được các nước trên thế giới sử dụng rộng rãi, tức vừa chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế. Sự thay đổi này có ý nghĩa to lớn giúp duy trì các chuỗi cung ứng cũng như thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam.

"Dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19" là đánh giá được bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, đưa ra khi nói về Nghị quyết 128. Nghị quyết đã tạo sự chuyển đổi rất quan trọng từ việc kiểm soát dịch bằng mọi giá sang trạng thái chung sống, cân bằng giữa việc áp dụng các biện pháp kiểm soát COVID-19 với việc mở cửa nền kinh tế, xã hội. "Các nước trên thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm từ công tác phòng chống dịch của Việt Nam. Bài học này cũng cần được phát huy, chuẩn bị để ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai" - bà Angela Pratt nói.

Ứng phó linh hoạt giúp chống dịch thành công - Ảnh 1.

Các đại biểu tại tọa đàm “Nghị quyết 128/NQ-CP - Chuyển hướng chiến lược, ý nghĩa quyết định” vào ngày 5-10. Ảnh: TTXVN

Vắc-xin vẫn là biện pháp hữu hiệu

Bên cạnh việc chuyển hướng linh hoạt trong phòng chống dịch, đại diện các bộ ngành, các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao việc Chính phủ thời gian qua đã quyết liệt trong điều hành, triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương dẫn chứng trong lĩnh vực đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ liên tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bằng rất nhiều cuộc họp trực tuyến. Chính phủ ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng, thành lập các tổ công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động giải ngân. Trong bối cảnh chịu tác động của tình hình kinh tế thế giới, giá cả hàng hóa, xăng dầu, lạm phát, Chính phủ đã liên tục chỉ đạo các bộ ngành điều chỉnh chính sách phù hợp nhất để đạt mục tiêu dài hạn, lâu dài tạo nền tảng kinh tế phục hồi vững chắc.

Dù đạt kết quả tích cực trong kiểm soát dịch và phục hồi kinh tế thời gian qua nhưng Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh dịch bệnh dự báo còn diễn biến khó lường trên thế giới. "WHO đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vắc-xin vẫn là biện pháp hữu hiệu trong phòng chống dịch, vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác" - bà Hương nhấn mạnh.

Từ quá trình phòng chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng giai đoạn tới cần nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở. "Chúng ta cũng cần có chính sách đặc thù, đãi ngộ đối với lực lượng y tế, lực lượng tuyến đầu có nhiều đóng góp, công nhận liệt sĩ đối với lực lượng này nếu hy sinh khi làm nhiệm vụ" - bà Nguyễn Thị Liên Hương nói. Bà kiến nghị tạo cơ chế chính sách thông thoáng, bình đẳng cho y tế tư nhân tham gia phòng chống dịch COVID-19. 

Giải quyết sớm vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng bên cạnh các biện pháp phòng chống dịch như hiện nay, Chính phủ tiếp tục thúc đẩy tiêm vắc-xin. Theo ông Dũng, nhiều chính sách liên quan đến ngành y tế cần được quan tâm hơn, chính sách đối với nhân lực ngành y tế cần phải nghiên cứu, tính toán. Bên cạnh đó, cần giải quyết sớm vấn đề thiếu hụt thuốc, vật tư, thiết bị y tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo