xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về lộ trình cải cách tiền lương

Minh Chiến

(NLĐO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về vấn đề tài chính - ngân sách, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024

Ngày 11-10, phát biểu khai mạc phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết phiên họp này dự kiến kéo dài trong 5 ngày, tập trung vào 16 nhóm nội dung quan trọng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về lộ trình cải cách tiền lương - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về vấn đề tài chính - ngân sách, bao gồm tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024.

Trong đó, có cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, lộ trình cũng như các phương án để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các Nghị quyết của Quốc hội…

Các báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2023 cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này.

Bên cạnh đó, phiên họp sẽ xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng, như: Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; công tác chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao cũng được thảo luận tại phiên họp bởi đây là "nội dung lớn và quan trọng".

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 4 nội dung thuộc thẩm quyền là: Tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 -2021"; Phương án phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 và nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2021 đã bố trí cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư...

Trước đó, tại báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn liên quan lĩnh vực nội vụ, chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6 dự kiến khai mạc ngày 23-10, Chính phủ đề xuất lộ trình cải cách tiền lương với 6 nội dung, dự kiến thực hiện từ ngày 1-7-2024, gồm: Xây dựng 5 bảng lương mới; chế độ phụ cấp; chế độ tiền thưởng; chế độ nâng bậc lương; nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; quản lý tiền lương và thu nhập.

Báo cáo nêu rõ thực hiện Nghị quyết 27 năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, các kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ để báo cáo Trung ương Đảng, báo cáo Quốc hội về kết quả và lộ trình cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Chính phủ cũng đề xuất sau năm 2024 tiếp tục điều chỉnh tăng lương để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi mức lương thấp nhất đạt bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 (vùng cao nhất) của khu vực doanh nghiệp như mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 27. Hiện mức lương tối thiểu vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng.

Theo Chính phủ, căn cứ kết luận của cấp có thẩm quyền về lộ trình cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ sẽ báo cáo Ban Cán sự Đảng trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới để các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định cụ thể chế độ tiền lương mới đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo