Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn công tác tổ chức lễ hội nhằm tăng cường nét đẹp truyền thống tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho hay dịp lễ Tết, mùa vu lan hằng năm, giáo hội đều khuyến cáo không đốt vàng mã ở nơi thờ tự của Phật giáo. Trước Tết Mậu Tuất 2018, giáo hội tiếp tục đăng tải lên trang điện tử với mục tiêu tuyên truyền mạnh hơn. Việc không đốt vàng mã sẽ được đưa vào các bài thuyết giảng, nghi lễ để các tăng ni, phật tử biết, thực hiện và qua đó lan tỏa toàn xã hội.
Hóa vàng ở chùa Trấn Quốc
Ghi nhận tại Hà Nội ngày 1-3 (tức 14 tháng Giêng năm Mậu Tuất), trong khuôn viên nhiều chùa như: Chùa Trấn Quốc, chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách… người dân vẫn đốt vàng mã bình thường, trên các mâm lễ vàng mã vẫn là một vật không thể thiếu.
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học, Công nghệ, cho rằng: "Việc đốt vàng mã đã có từ bao đời nay, đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người Việt Nam, vàng mã như một vật không thể thiếu mỗi khi vào chùa làm lễ. "Ba đinh tiền, ba đinh vàng" xưa nay lễ tiết ở đâu cũng đều phải có nên việc thay đổi là điều gần như không thể".
Vàng mã vẫn được bày bán tràn lan tại các hàng quán xung quanh các chùa. Nhiều người dân đi lễ chùa cho biết từ trước đến nay đi lễ vẫn không thể không mua vàng mã, "một lễ vật không thể thiếu".
Trong các chùa, việc đốt vàng mã cũng khác nhau, ở chùa Trấn Quốc người dân có thể thoải mái hóa vàng ở những nơi đã được quy định, nhưng ở chùa Vạn Niên thì nhà chùa lại khuyến khích người dân gom lại một chỗ rồi nhà chùa sẽ hóa lúc nào phù hợp để tránh làm ảnh hưởng đến người dân vì khói vàng mỗi khi hóa sẽ rất khó chịu.
Hình ảnh Báo Người Lao Động ghi nhận:
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!