Ông Nguyễn Viết Tân - Giám đốc VECE - cho rằng hiện nay, quy trình xả trạm chưa được các đơn vị liên quan như Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông…hướng dẫn rõ ràng, ban hành một quy chế cụ thể nên các đon vị quản lý như VECE rất khó xử lý.
"Trong sáng ngày mai, VECE và Tổng cục đường bộ, Cục Cảnh sát giao thông sẽ có cuộc họp để thống nhất quy trình xả trạm. Trước mắt, những ngày tới dự kiến lượng phương tiện đổ dồn từ các tỉnh về TP HCM sẽ tăng cao, sau cuộc hop nếu có phương án rõ ràng, khi ùn tắc chúng tôi sẽ xả trạm theo quy định", ông Tân thông tin.
Dòng phương tiện ùn ứ tại cao tốc TP HCM - Long Thành (Cục CSGT)
Trao đổi thêm, ông Tân cho biết thực tế những ngày 29-4 và 30-4 lượng phương tiện tăng quá cao, khắp nơi ùn tắc từ tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận đến các tỉnh miền Tây…chứ không phải chỉ kẹt ở cao tốc. Theo quy định thì lượng phương tiện ùn tắc kéo dài 700m trước trạm thu phí thì xả trạm nhưng thực tế ùn tắc cả trước và sau trạm thì xả kiểu gì cũng ùn. Thậm chí có lúc chúng tôi xả trạm nhưng rồi phải đóng lại do lượng phương tiện cứ dồn về nhưng không có đường để thoát.
Ông Tân cũng cho biết thêm trạm thu phí cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây là trạm thu phí để hoàn vốn cho vốn vay ODA, không phải là trạm thu phí BOT, nên lạm thu để làm gì.
Dự kiến trong 2 ngày tới, hết kỳ nghỉ lễ, người dân sẽ ùn ùn từ các tỉnh về lại TP HCM và có thể ùn tắc trên nhiều tuyến đường, do đó, để hành trình đi lại thuận tiện, an toàn, đại diện VECE khuyến cáo người dân nên lựa chọn lộ trình phù hợp thông qua các kênh thông tin giao thông, bố trí thời gian di chuyển hợp lý, tránh dồn về những khung giờ cao điểm.
Bình luận (0)