xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việc của Đảng cũng là việc của dân

Triệu Vũ (nguyên Trưởng Khoa Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh - Học viện Chính trị khu vực II)

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ trẻ tuổi "vừa hồng vừa chuyên" là rất quan trọng và rất cần thiết

Tròn 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019), nghĩ về những việc cần thực hiện, tôi có một số suy nghĩ sau đây.

Nhiều biện pháp

Trước hết, không phải tất cả mọi người đều có điều kiện, hoàn cảnh để học, đọc, nghe, tiếp cận đầy đủ, thậm chí là chưa một lần đọc hết, nghe hết, suy nghĩ thấu đáo về Di chúc của Người. Bởi thế mới có những nhận thức, hành vi, việc làm trái với tinh thần Di chúc, điển hình là các vụ án, vụ việc tiêu cực, mất đoàn kết…

Cho nên, hiểu và làm theo Di chúc của Người thì không dừng lại ở những lời lẽ tuyên truyền mà phải bằng việc làm cụ thể, ai cũng có thể thực hành được. Do đó, cần tiếp tục tuyên truyền, học tập, nghiên cứu để hiểu đúng, hiểu sâu sắc nội dung trong Di chúc. Việc học tập và làm theo Di chúc cũng không chỉ rộ lên trong các dịp kỷ niệm, lễ hội, cuộc thi, mà phải thường xuyên, liên tục, bằng nhiều biện pháp, phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng và thành phần dân cư.

Vấn đề thứ hai là trong Di chúc, Bác nói việc trước tiên là xây dựng Đảng. Đây không phải là việc riêng của Đảng, của "nội bộ" mà cũng là việc của dân, của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội. Gần 90 năm qua, kể từ khi Bác lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, mọi sự nghiệp, thành công (kể cả có lúc, có việc không thành công, thậm chí sai lầm) đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng đúng hay sai. Nếu Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và đại biểu trung thành của dân tộc thì mọi người yêu nước đều có bổn phận giúp đỡ, kiểm tra, giám sát, ủng hộ, thực hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng.

Việc một bộ phận cán bộ, đảng viên phạm sai lầm, khuyết điểm, không gương mẫu, phạm vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, làm giảm uy tín của Đảng, nhất định phải bị loại bỏ ra khỏi tổ chức. Công việc đó đòi hỏi sự góp sức, tham gia của quần chúng nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội, không chỉ là công việc nội bộ của Đảng.

Việc của Đảng cũng là việc của dân - Ảnh 1.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp, xem xét một số dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh HòaẢnh: ubkttw.vn

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, bộ máy tổ chức rất cần sự chung tay góp sức của đông đảo quần chúng, đoàn viên, hội viên, trong đó có lực lượng cán bộ, công nhân, viên chức mà tổ chức Công đoàn là lực lượng nòng cốt. Chỉ phát huy được sức mạnh của đông đảo nhân dân, quần chúng, của đội ngũ công nhân, viên chức, đoàn viên, hội viên, của các tổ chức, các đoàn thể chính trị - xã hội thì việc thực hiện Di chúc mới thật sự đem lại thành quả và tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như trong công cuộc phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm…

Chỉ dẫn rất cụ thể

Việc thứ ba là bước vào thời kỳ xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" sau chiến tranh, Di chúc của Người đặc biệt nhấn mạnh "đầu tiên là công việc đối với con người".

Điều này đã được Bác nhắc đến nhiều lần trước khi viết Di chúc nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh không cho phép triển khai được mọi việc. Khi bước vào xây dựng đất nước trong hòa bình, việc xây dựng và hoàn thiện con người theo những tiêu chí cao hơn, toàn diện hơn đã được Bác dự báo và chỉ dẫn rất cụ thể như không ngừng nâng cao trình độ, chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, thực hiện các chính sách, xây dựng con người có văn hóa. Người có văn hóa thì cho đến phút chót của cuộc đời vẫn suy nghĩ, lo toan cho mọi người.

Trong chuyện xây dựng con người, Bác rất quan tâm đến lực lượng trẻ, đội ngũ kế thừa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác nhấn mạnh việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ trẻ tuổi "vừa hồng vừa chuyên" "là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Đặc biệt là phải coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ.

Nói đạo đức cách mạng không nên hiểu hạn hẹp chỉ là cần cho những cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công nhân viên mà đó còn là tiêu chí chung cho mọi công dân, mọi lứa tuổi trong một đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, là cái đích của Chủ nghĩa xã hội. Đó chính là bản chất, sắc thái phân biệt sự khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội, xét trong lâu dài, với nhiều thế hệ. 

Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy, người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có” - Hồ Chí Minh

Tránh làm cho có!

Việc học tập và làm theo Di chúc Bác Hồ cần được cụ thể hóa, đi sâu vào mọi lĩnh vực hoạt động một cách bền bỉ, thường xuyên, tránh lối làm cho có phong trào, bùng cháy kiểu "lửa rơm" mà sinh thời Bác thường phê phán. Bác còn nhắc tới châm ngôn "mưa dầm thấm lâu". Đó là chiều sâu, chất lượng, thực chất của mọi công việc. Hãy nhớ và làm theo "Lời Bác dặn trước lúc đi xa"!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo