xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vô trách nhiệm với cộng đồng

Hiếu Nghi

"Mỗi tháng được YouTube trả 7.000 - 8.000 USD, có tháng 19.500 USD..." - lời khai của "giang hồ mạng" Khá Bảnh về những video clip độc hại được tung lên mạng xã hội khiến nhiều "anh hùng bàn phím" sửng sốt, thèm thuồng. Té ra sự ngổ ngáo, bất chấp lại được trả tiền và trả khá cao.

Tất nhiên, lời khai của Khá Bảnh sẽ được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ nhưng chuyện YouTube trả tiền cho các clip câu khách đã được công khai. Về mặt kinh doanh, khó ai nói gì được với ông chủ của kênh này. Nhưng về mặt xã hội, nó gieo rắc một dạng nhận thức kém cỏi và độc hại đang dần tiêm nhiễm vào giới trẻ. Việc trả tiền đã khuyến khích những "giang hồ mạng" lao vào, bất chấp tất cả để dựng những clip chỉ với mục tiêu câu khách: Dừng xe dàn hàng ngang trên đường cao tốc và chụp ảnh; đập phá, đốt xe máy; chửi thề, giở giọng giang hồ với đao kiếm... Từ đây, thêm nhiều cái tên "thần tượng" quái đản của một số đông bạn trẻ cũng xuất hiện...

Tâm lý đám đông rất nguy hiểm khi cổ xúy cho một hành vi phản đạo đức, đi ngược với văn hóa cộng đồng. Một bộ phận rất lớn giới trẻ dễ chiều theo cảm xúc cá nhân và sẵn sàng thần tượng bất cứ ai hợp cảm xúc, thị hiếu của mình. Khi được cổ vũ, nhiều người không ngại bày tỏ quan điểm mà không màng đúng sai và an tâm rằng mình có thể núp bóng trong diễn đàn ảo. Nó như trò ném đá, ai cũng thể hiện bản năng của mình và tin sẽ không ai nhận ra mình. Sự tiêm nhiễm thói xấu là không thể tránh khỏi, bởi kiến thức đời sống nhiều bạn trẻ còn thiếu, nhận thức về xã hội chưa toàn diện nên cũng khó đánh giá và đề kháng với những hành vi lệch chuẩn.

Giới trẻ nhận được gì từ những clip bạo lực, phi văn hóa? YouTube trả tiền và nhận được gì từ những clip trên? Chắc chắn có không ít người trẻ tuổi đã bị cuốn theo những trò này. Và đến phiên họ lại tiếp tục phổ biến cho nhiều người khác qua trang mạng cá nhân và cứ thế những clip điên rồ ấy thấm dần vào ý thức của nhiều bạn trẻ. Lợi ích của YouTube rơi vào túi cá nhân, còn hậu quả xấu thì xã hội nhận lấy.

Ở góc cạnh khác, chúng ta nhận ra những "giang hồ mạng" cũng là nạn nhân của đồng tiền được trả qua những kênh kinh doanh kiểu này trên internet. Nó như vòng xoáy cuốn những bạn trẻ vào: Dựng clip câu khách, nhận tiền và tiếp tục câu khách bằng những clip khác ngày càng sai trái. Nói cách khác, đây là cách kiếm tiền nhưng vô trách nhiệm với cộng đồng và bất chấp hậu quả khó lường từ những hành vi vô văn hóa của một số cá nhân.

Sau vụ Khá Bảnh, đại diện YouTube cho biết: "Đối với những hành vi này, chúng tôi cam kết thắt chặt các chính sách của YouTube và sẽ thông tin một cách nhanh chóng, minh bạch hơn". Chúng ta hãy chờ xem kênh này thực hiện cam kết như thế nào. Nếu tình hình vẫn không thay đổi thì cộng đồng mạng có quyền nghi ngờ uy tín của kênh này, có khi lại giống như lời của Khá Bảnh tự thuật: "Tính em nó thế, người ta thích những thằng như thế, làm sao em thay đổi được". 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo