xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vực dậy Khu Kinh tế Bắc Vân Phong

Bài và ảnh: Kỳ Nam

Với nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội nhưng đến nay, khu vực Bắc Vân Phong (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) đang tụt hậu vì thiếu quy hoạch bài bản

Ngày 9-1, ông Hoàng Đình Phi, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), cho biết cơ quan này vẫn đang đợi ý kiến chỉ đạo của cấp trên về việc tạm dừng lập quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) Bắc Vân Phong. Do chưa được quy hoạch nên đến nay vẫn chưa đủ cơ sở pháp lý để kêu gọi đầu tư vào khu vực này.

Chênh lệch Bắc - Nam

Theo Ban Quản lý KKT Vân Phong, hiện nay, khu kinh tế có tổng diện tích 70.000 ha gồm 2 khu vực: Bắc Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh được định hướng làm đặc khu và Nam Vân Phong ở thị xã Ninh Hòa. Năm 2014, Thủ thướng Chính phủ có Quyết định 380 phê duyệt quy hoạch chung đến năm 2030 định hướng KKT Vân Phong sẽ trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác...

Hiện nay, KKT Vân Phong đã thu hút được 156 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 4 tỉ USD, vốn thực hiện là 719 triệu USD, đạt 18%. Tuy nhiên, đa phần các dự án lớn đều nằm ở khu vực Nam Vân Phong như: Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (vốn thực hiện 375 triệu USD), Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (125 triệu USD), Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 (2,58 tỉ USD), Cảng tổng hợp Vân Phong (985 tỉ đồng)...

Còn khu vực Bắc Vân Phong do có chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế nên chưa lập quy hoạch các khu chức năng để nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Hiện nay, mức độ đầu tư rất khiêm tốn, đáng chú ý chỉ có Cảng tổng hợp Bắc Vân Phong quy mô gần 50 ha với tổng mức đầu tư gần 420 tỉ đồng.

Mặt khác, ngay cả theo định hướng quy hoạch chung vẫn còn nhiều khu chức năng và khu đất chưa sử dụng ở Bắc Vân Phong cần điều chỉnh. Đơn cử: Khu phi thuế quan còn khoảng 320 ha chưa được định hướng quy hoạch; khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang định hướng quy hoạch khu vực này cho các khu dịch vụ - du lịch - đô thị chỉ khoảng 572 ha vẫn còn hơn 600 ha chưa quy hoạch; các khu đô thị đa chức năng từ Nam Tu Bông đến đèo Cổ Mã khoảng 900 ha, trong khi khu vực này có diện tích tự nhiên khoảng 2.050 ha...

Vực dậy Khu Kinh tế Bắc Vân Phong - Ảnh 1.

Một góc Khu Kinh tế Vân Phong

Cần cú hích về cơ chế

Để gỡ khó cho khu vực Bắc Vân Phong, mới đây, ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tạm dừng việc lập quy hoạch đặc khu Bắc Vân Phong cho đến khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thông qua. Đồng thời, đề nghị cho phép thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung của KKT Vân Phong đến năm 2030 theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của KKT, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, thời gian qua, địa phương đã thực hiện một số thủ tục để triển khai lập quy hoạch đặc khu Bắc Vân Phong nhưng gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi chưa xác định cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, nội dung quy hoạch, hội đồng thẩm định và các nội dung liên quan khác...

Ông Hoàng Đình Phi cho biết hiện nay việc triển khai đặc khu vẫn chưa đủ cơ sở pháp lý. Khu vực Bắc Vân Phong chiếm 2/3 diện tích KKT Vân Phong, trong khi việc ngừng thu hút vốn đầu tư đã kéo dài nhiều năm. "Chúng tôi đang kiến nghị áp dụng quy hoạch chung theo Quyết định 380 mà Chính phủ đã phê duyệt để điều chỉnh chi tiết cho phù hợp. Vì quy hoạch này đang có tỉ lệ 1/10.000, chỉ có một bộ phận nhỏ đã có phân khu tỉ lệ 1/2.000 còn rất nhiều diện tích chưa quy hoạch. Bây giờ luật mới yêu cầu phải có tỉ lệ 1/2.000 mới có thể kêu gọi đầu tư được..." - ông Phi lý giải.

Ông Nguyễn Hữu Nghị, Trưởng Phòng Quản lý đầu tư KKT Vân Phong, cho rằng hiện nay dù Quốc lộ 1 đã mở rộng nhưng hạ tầng từ Tây Nguyên xuống khu vực Nam Trung Bộ chưa được đầu tư đúng tầm. Thế mạnh của Bắc Vân Phong là biển, để phát triển cảng biển với mức đầu tư đúng tầm thì phải có nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Hiện tiềm năng vận chuyển hàng hóa ở khu vực Tây Nguyên, Lào, Campuchia rất lớn nhưng chưa được khai thác hết vì hệ thống giao thông nhỏ hẹp, không thuận lợi. 

Nhiều ưu đãi

Ban Quản lý KKT Vân Phong đang áp dụng nhiều ưu đãi theo quy định như: thuế thu nhập của doanh nghiệp chỉ 17% trong 10 năm; được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 4 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế. Miễn thuế nhập khẩu 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được; miễn thuế hàng hóa nhập khẩu... Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là những ưu đãi chung chứ chưa có ưu đãi đặc thù nên việc thu hút vốn đầu tư vẫn còn khó khăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo