xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thiếu liên kết

Minh Phong

Liên kết vùng chưa đi vào thực chất, còn hình thức; xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch chưa được chú trọng

Ngày 25-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tổ chức tại tỉnh Hưng Yên. Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Theo Thủ tướng, đây là vùng chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và là vùng kinh tế lớn thứ 2 của cả nước khi chiếm 32% GDP, 33% thu ngân sách nhà nước, 30% xuất khẩu của cả nước.

Kết nối hạ tầng chưa cao

Nhiều hạn chế của vùng KTTĐ này đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng chỉ ra. Theo đó, Hội đồng vùng chưa được trao quyền trong việc quyết định nguồn ngân sách cho các dự án mang tính liên kết địa phương. Tính liên kết, tính đồng bộ về kết cấu hạ tầng giữa các tuyến giao thông liên vùng như các tuyến vành đai, tuyến hướng tâm, tuyến nối cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu quốc tế chưa cao.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thiếu liên kết - Ảnh 1.

Thủ tướng thăm gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp tại hội nghị Ảnh: QUANG HIẾU

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá liên kết vùng chưa đi vào thực chất, còn hình thức; xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, trình độ canh tác, công nghệ sơ chế, chế biến còn lạc hậu… "Tình trạng ô nhiễm môi trường ở đô thị, nông thôn, lưu vực sông, làng nghề, cụm công nghiệp rất phức tạp. Việc di dân vào Hà Nội đã gây quá tải kết cấu hạ tầng" - Thủ tướng chỉ rõ.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiến nghị cần sớm nghiên cứu tổ chức lập quy hoạch vùng làm cơ sở cho các tỉnh, TP triển khai lập quy hoạch từng địa phương thời kỳ 2021 - 2030 để bảo đảm tính kết nối, đồng bộ. Theo ông Chung, nhiệm vụ cần triển khai sớm là thực hiện liên kết giữa các địa phương trong vùng trên lĩnh vực thu hút đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với công nghệ 4.0, phát triển các ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn.

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho rằng các tỉnh ưu tiên nguồn lực mỗi địa phương để đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là các công trình giao thông liên kết vùng để thúc đẩy phát triển. Ông Tùng đề nghị Chính phủ quan tâm và sớm triển khai dự án xây dựng đường sắt cao tốc kết nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, xây dựng các bến còn lại tại cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng…

Xác định ngành nghề trụ cột, thu hút đầu tư tư nhân

Trong cùng một vùng KTTĐ nhưng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cũng như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giữa các địa phương chưa đồng đều, thậm chí có sự chênh lệch lớn. Thủ tướng dẫn chứng chỉ số PCI của Quảng Ninh đứng thứ 1, trong khi Hưng Yên lại đứng thứ 58/63 tỉnh, TP cả nước.

Bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, nhìn nhận chi phí thủ tục hành chính vùng KTTĐ Bắc Bộ đang cao so với mặt bằng chung cả nước cũng như khu vực phía Nam. Bà Dung đơn cử, nhóm thủ tục xây dựng ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đang cao gấp hơn 2 lần trung bình toàn quốc. Trong đó, công đoạn chuẩn bị thủ tục hồ sơ khu vực phía Bắc, bao gồm cả chi phí chính thức và tư vấn không chính thức chiếm 86% tổng chi phí thực hiện thủ tục. Trong khi ở khu vực phía Nam chỉ chiếm 24% và miền Trung chiếm 61%, còn tỉ lệ trung bình cả nước là 67%.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu vùng định hướng phát triển và xác định ngành nghề trụ cột ưu tiên, quy hoạch phân bổ không gian phù hợp hơn. "Cần có cơ chế thu hút đầu tư từ trung ương, địa phương, đầu tư xã hội và đặc biệt là đầu tư tư nhân. Cần có thể chế liên kết vùng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ rõ nét hơn" - Thủ tướng nhấn mạnh. 

Bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, nêu thực trạng số lượng thủ tục hành chính giảm 50% theo mục tiêu Thủ tướng đề ra, song thời gian thực hiện lại tăng. Nhiều địa phương đang lúng túng khi hướng dẫn các dự án lớn, thậm chí hiểu khác nhau về thủ tục đấu giá, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư nên phải xin ý kiên cấp bộ nên phải chờ khá lâu, ảnh hưởng doanh nghiệp.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo