- Thay đổi nhận thức về dân số (trang 2).
Trao quyền quyết định số con cho các cặp vợ chồng cũng thể hiện tư duy mới và hướng đến xây dựng các chính sách phù hợp.
- CHUẨN BỊ "BƯỚC NHẢY" VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ: Định vị mục tiêu (trang 5)
TP HCM hướng tới mục tiêu toàn bộ nền hành chính được quản trị, thực thi và vận hành trên các nền tảng số.
-Lao động Việt tại Nhật Bản, Hàn Quốc gặp khó (trang 6)
Giá cả sinh hoạt tại Hàn Quốc tăng mạnh, trong khi đồng yen liên tục rớt giá khiến lao động Việt Nam tại những nước này gặp khó khăn.
-Đại lý vé số tự ý phát hành phiếu thưởng (trang 10)
Các đại lý xổ số tự ý phát hành phiếu thưởng cho người mua vé số hàng chục năm trời nhưng không có cơ quan chức năng nào lên tiếng.
-Mời tham dự cuộc thi "Viết cảm tưởng Tự hào hàng Việt" (trang 11).
Báo Người Lao Động tiếp tục phối hợp với Saigon Co.op tổ chức cuộc thi "Viết cảm tưởng Tự hào hàng Việt" lần 2 năm 2024.
- AI - Động lực phát triển báo chí số (trang 12)
Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của truyền thông báo chí. Các cơ quan báo chí cần chủ động ứng dụng AI một cách trách nhiệm
-XÉT XỬ VỤ ÁN TẠI TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC TP HCM: AIC Group gây thiệt hại hơn 94,6 tỉ đồng (trang 13)
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn với vai trò chủ mưu đã chỉ đạo thành lập các công ty "quân xanh", "quân đỏ" để gian lận đấu thầu mua sắm thiết bị, gây thiệt hại hơn 94,6 tỉ đồng.
- 350 ha cao su "vô chủ" song vẫn khai thác (trang 15)
Hàng trăm hecta rừng đã bị hủy hoại để trồng cao su, đến nay đã vào thu hoạch, nhưng vẫn không xác định được đơn vị vi phạm để xử lý trách nhiệm.
-Bầu cử Pháp gây bất ngờ (trang 16).
Quốc hội Pháp chia thành ba nhóm lớn - cánh tả, trung dung và cực hữu - với các cương lĩnh khác nhau và không có truyền thống làm việc cùng nhau.
Thông tin đáng chú ý trên báo in Người Lao Động ngày 11-7
Bình luận (0)