xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng: Cần nỗ lực hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn

Minh Chiến

(NLĐO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thúc đẩy các động lực tăng trưởng, khắc phục hậu quả bão số 3, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 7-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2024 trực tuyến với 63 địa phương, thảo luận về công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình kinh tế - xã hội quý III, 9 tháng và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Thủ tướng: Cần nỗ lực hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp sáng 7-10. Ảnh: Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đã đi qua 3/4 chặng đường của năm 2024. Đây là năm được xác định tăng tốc, bứt phá trong thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, đồng thời cũng là năm gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điểm qua bối cảnh, tình hình quốc thời gian qua và những nhận định trong thời gian tới. Ở trong nước, Thủ tướng nhấn mạnh nền kinh tế tiếp tục chịu "tác động kép" của những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài. Đặc biệt, cơn bão số 3 gây hậu quả nặng nề tại các địa phương khu vực phía Bắc.

Trong bối cảnh đó, theo Thủ tướng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nỗ lực và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; 9 tháng năm 2024 tốt hơn 9 tháng của năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết tăng trưởng phục hồi mạnh, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Theo Thủ tướng, phản ứng chính sách, hành động của các bộ, ngành, địa phương là một điểm sáng, điểm nhấn của quý III và tháng 9, nhất là trước bão lũ vừa qua, các địa phương đã ứng phó, phục hồi nhanh. Lãnh đạo Chính phủ cũng khẳng định tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, phát huy, tinh thần "tương thân, tương ái" được thể hiện rõ.

Bên cạnh những điểm sáng, Thủ tướng đã thẳng thắn nêu rõ vẫn còn tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trên một số lĩnh vực. Những vướng mắc, bất cập về quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, cải cách hành chính còn những rào cản, đời sống một bộ phận người dân, nhất là sau bão lũ còn khó khăn.

Trong tháng 10 cũng như giai đoạn tới, Thủ tướng cho rằng phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng, khắc phục hậu quả bão số 3, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, nhất là thể chế huy động nguồn lực.

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương nỗ lực hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế...

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 6-10, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2024 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng cục Thống kê đánh giá cơn bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản, hạ tầng kinh tế - xã hội và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc kịp thời và quyết liệt của Chính phủ, kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 Việt Nam tiếp tục xu hướng tích cực, các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho những tháng còn lại của năm.

Trong tháng 9, cả nước có 11.200 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với số vốn đăng ký là 92.800 tỉ đồng. Cả nước còn có gần 6.500 DN quay trở lại hoạt động, giảm tới 24% so với tháng trước nhưng tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước có gần 121.900 DN đăng ký thành lập mới.

Theo cơ quan thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý III tăng 3,48% so với năm ngoái. Tính chung 9 tháng, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,69%.

Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 9 tháng tăng 15,68% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 20,8 tỉ USD, thấp hơn so với cùng kỳ 2023 (22,1 tỉ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,38 tỉ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 38,17 tỉ USD.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo