xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi (*): Lên doanh nghiệp, rồi sao nữa?

LÊ THÚY - THANH NHÂN ghi

Doanh nghiệp tư nhân là quan trọng nhất đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia

Để hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp và phát triển bền vững, Chính phủ cần phải có kế hoạch dài hạn gắn với lợi ích và trách nhiệm rõ với sự phát triển của quốc gia

Ông ĐẬU ANH TUẤN - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): 6 nhóm giải pháp đột phá

Kinh nghiệm của Đài Loan (Trung Quốc) cho thấy doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa phát triển mạnh nhờ chính sách tài chính, nghiên cứu và phát triển, khởi nghiệp, cụm công nghiệp.

Nước mắm Lê Gia (Thanh Hóa) phát triển từ hộ kinh doanh gia đình, hiện đã xuất khẩu, là sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sao Ảnh: AN NA

Nước mắm Lê Gia (Thanh Hóa) phát triển từ hộ kinh doanh gia đình, hiện đã xuất khẩu, là sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sao Ảnh: AN NA

Với Việt Nam, Chính phủ cần chủ động trong lựa chọn ngành mũi nhọn để hỗ trợ dài hạn. Trong đó, tập trung vào 6 nhóm giải pháp đột phá: Cải cách thể chế và môi trường kinh doanh (luật riêng cho DN nhỏ, cơ chế sandbox chính sách cho mô hình mới); phát triển thị trường vốn và tài chính (xây dựng sàn chứng khoán riêng cho DN nhỏ và vừa, thành lập quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa và phát triển quỹ quốc gia về khởi nghiệp); chính sách riêng cho kinh tế tư nhân nội địa (thu hẹp khoảng cách ưu đãi với DN FDI và kinh tế tư nhân); mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu (hỗ trợ DN nhỏ tham gia hội chợ quốc tế, định vị thương hiệu); ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (hỗ trợ DN nhỏ ứng dụng AI, dữ liệu lớn, công nghệ sản xuất thông minh; ưu đãi thuế - vốn cho DN đầu tư nghiên cứu và phát triển, AI).

Ông HONG SUN, Chủ tịch danh dự Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam: Mạnh dạn bảo hộ doanh nghiệp nội

DN tư nhân là quan trọng nhất đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Theo đó, để hộ kinh doanh lớn lên thành DN, từ DN phát triển thành những tập đoàn hàng đầu thế giới rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ.

Các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc như Hyundai, Samsung… đều xuất phát điểm là những DN nhỏ và lớn lên nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ mạnh mẽ từ chính phủ Hàn Quốc. Như với ngành sản xuất ô tô, chính phủ Hàn Quốc đã đánh thuế cao với xe nhập, phát triển mạnh hệ sinh thái trong chuỗi giá trị nhằm kéo giảm giá trong nước, khuyến khích người dân sử dụng hàng nội địa, từ đó thúc đẩy các DN lớn mạnh thành tập đoàn.

Ngành sản xuất là lĩnh vực quan trọng nhất để phát triển đất nước, do vậy, nếu chủ thể kinh doanh vẫn cứ sợ, không muốn lớn lên thì không thể đầu tư vào sản xuất công nghiệp.

Với Việt Nam, Chính phủ cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho khu vực kinh tế tư nhân, khuyến khích và hỗ trợ đầu tư mạo hiểm, dám nghĩ, dám làm. Bởi khi một DN tư nhân có thể lớn mạnh thành tập đoàn hàng đầu thế giới sẽ đủ sức kéo theo hệ sinh thái với hàng chục, hàng trăm ngàn DN nhỏ trong nước phát triển theo.

Bà LÝ KIM CHI, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM: Cần hoàn thiện thể chế

Để chính sách kinh tế tư nhân đi vào cuộc sống và tránh tình trạng DN mới "chết yểu", cần nhanh chóng hoàn thiện thể chế phù hợp. Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017 có nhiều điểm tiến bộ nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai nghiêm túc, thiếu các quy định cụ thể về thuế.

Các luật sắp sửa đổi như Luật DN, Luật Sở hữu trí tuệ, các luật thuế cần quán triệt tinh thần "mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm", loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm" và phân biệt đối xử.

Cần có chính sách khuyến khích cụ thể như miễn thuế vài năm đầu cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN, áp thuế suất ưu đãi 15%-17%. Chính sách này cũng nên áp dụng với các start-up để thúc đẩy khởi nghiệp.

Phần lớn DN tư nhân nhỏ, trình độ hạn chế nên chính sách cần đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng. Cần nhìn từ góc độ người dân, không phải từ người quản lý khi xây dựng chính sách. Riêng TP HCM với hơn 400.000 hộ kinh doanh, việc chuyển đổi cần đi kèm thủ tục đơn giản, số hóa quy trình và có hướng dẫn cụ thể về thuế, kế toán.

Ngoài ra, cần hỗ trợ đào tạo năng lực quản lý cho chủ DN và đội ngũ lãnh đạo để họ thích ứng với các xu hướng mới như chuyển đổi số, xanh hóa sản xuất, từ đó vượt qua tâm lý "sợ lớn".

Bà LÃ THỊ LAN - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM, Giám đốc Quỹ Doanh nhân vì cộng đồng: Chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn

Phát triển DN tư nhân không chỉ cần nỗ lực từ DN mà còn đòi hỏi chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Cần tháo gỡ rào cản pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn về vốn, đất đai và môi trường kinh doanh minh bạch.

Đồng thời, cần khuyến khích DN đầu tư vào nghiên cứu - phát triển, công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất và chất lượng. Sự liên kết giữa nhà nước, DN và các viện - trường cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn để tạo nền tảng phát triển bền vững.

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, cộng đồng DN cần chủ động xây dựng chiến lược, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp cho nền kinh tế bằng cả giá trị kinh tế lẫn trách nhiệm xã hội.

Hiện nhiều DN tư nhân phát triển rời rạc, thiếu liên kết. Cần thúc đẩy hợp tác giữa các DN trong nước, tận dụng lợi thế từ các FTA, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. DN cũng cần quan tâm hơn đến phát triển bền vững, môi trường và cộng đồng để góp phần xây dựng một nền kinh tế hiện đại và công bằng hơn. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 31-3


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo