xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó kiếm tiền làm phim hoạt hình

MAI PHƯƠNG

Nhiều đoạn phim hoạt hình của giới trẻ xuất hiện gần đây trên YouTube đã chinh phục đông đảo người xem khiến nhiều người kỳ vọng về những bộ phim hoạt hình có chất lượng

Thời gian gần đây, một số đoạn phim hoạt hình ra đời được đưa lên YouTube và tạo hiệu ứng tốt từ cộng đồng mạng. Ngoài những lời góp ý, động viên, đa phần các ý kiến đều mong muốn được xem những sản phẩm tiếp theo từ nhóm thực hiện. Điều đó cho thấy lượng khán giả của phim hoạt hình Việt không phải ít. Nhiều người có nhu cầu thưởng thức nhưng rõ ràng không dễ vì thể loại này vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc ngay tại thị trường Việt Nam.

Tâm huyết của các bạn trẻ

Mới đây, một nhóm gồm 6 bạn trẻ (Vũ Đức Thịnh, Đinh Ngọc Chính, Nhữ Thị Thùy Diệp, Nguyễn Thanh Đức, Trần Hậu và Đặng Minh Quyền), sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, đưa lên YouTube đoạn phim hoạt hình lịch sử có tên Đại chiến Bạch Đằng.
Đoạn phim này tái hiện trận chiến lịch sử đại phá quân Nam Hán dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền vào năm 938. Cách tạo hình nhân vật, sử dụng hình ảnh vẽ 2D, xen lẫn một vài cảnh hiệu ứng hình ảnh 3D, âm thanh hiện đại, đoạn phim đã truyền tải được cảm xúc đến người xem.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Đại chiến Bạch Đằng đã thu hút được hơn 70.000 lượt xem trên YouTube và 700 lời bình luận. “Phim dù chưa thực hoàn hảo nhưng khi xem, tôi xúc động muốn khóc. Con cháu tôi có thể được xem, hiểu biết hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc...” - một bạn có biệt danh honganhnamanh chia sẻ trên YouTube.

img

Nhóm sinh viên thực hiện phim Đại chiến Bạch Đằng. (Ảnh do nhóm làm phim cung cấp)

Nguyễn Thanh Đức, một thành viên trong nhóm thực hiện phim Đại chiến Bạch Đằng, chia sẻ: “Đây là đề án tốt nghiệp của nhóm. Chúng tôi chỉ muốn làm về một trận chiến lịch sử hào hùng và nuôi hy vọng giúp các em học sinh có điều kiện tiếp cận lịch sử dân tộc nhiều hơn”.
Trước đây, cư dân mạng từng xôn xao với các đoạn phim hoạt hình ngắn do nhiều bạn trẻ thực hiện: Dưới bóng cây, Cô bé bán diêm của True-D Animation, một xưởng phim hoạt hình mới thành lập ở Việt Nam...

Nếu được “tiếp sức” từ ngành điện ảnh, được đầu tư kinh phí, hoạt hình Việt có khả năng làm nên những bộ phim quy mô lớn, tìm kiếm được thị trường.

Dẫu những đoạn phim trên còn rất ngắn, chưa đủ sức so sánh với công nghệ làm phim hoạt hình của các nước tiên tiến nhưng điều không thể phủ nhận là các bạn trẻ đã bày tỏ khát vọng và tâm huyết của mình. Họ bỏ công sức, tiền bạc để “làm một phép thử” bằng những sản phẩm có chủ đề hay, đồ họa đẹp đưa lên mạng để “đo” khán giả. Và hầu hết những cố gắng trên đều được đền đáp bằng những lời khen tràn ngập trên các diễn đàn.

Điều đó cho thấy nhu cầu thưởng thức phim hoạt hình Việt của khán giả rất lớn nhưng để phát triển thể loại phim này không dễ dàng nếu chỉ có tâm huyết của người trẻ.

Thiếu vốn đầu tư

Nhìn vào thực trạng phim hoạt hình Việt có thể thấy từ trước đến nay, các hãng làm phim để thi thố là chính. Những phim thi xong chủ yếu cất kho, ít khi xuất hiện trên sóng truyền hình, còn ra rạp là chuyện cực hiếm. Điều này dần “giết chết” thể loại phim hoạt hình vì không tiếp cận được công chúng.

Trước thực trạng này, những người trẻ dù có tâm huyết nhưng họ vẫn khó có thể bám trụ vì còn bao nỗi lo “cơm áo gạo tiền”. Thầy Phan Văn Bảy, người đã tận tình hướng dẫn nhóm sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thực hiện phim Đại chiến Bạch Đằng, cho biết cũng từng hướng dẫn một nhóm làm đoạn phim ngắn Dưới bóng cây gây được tiếng vang. Tuy nhiên, sau khi ra trường, hầu hết các bạn trẻ trên đều tách ra làm việc tại các công ty khác nhau để mưu sinh.

“Các bạn trẻ rất đam mê, nhiệt huyết nhưng việc tiếp tục làm phim mới không đơn giản như thời sinh viên. Vì kinh phí làm ra một phim chất lượng là rất cao và phải dốc sức làm trong khoảng thời gian khá dài (ít nhất 3 tháng). Nếu có nguồn kinh phí nào đó đầu tư phim hoạt hình, tôi nghĩ loại phim này sẽ có thị phần” - Nguyễn Thanh Đức chia sẻ.

img

Cảnh trong phim Đại chiến Bạch Đằng

Từng chia sẻ trên các phương tiện truyền thông, một đại diện của True-D Animation (công ty làm phim hoạt hình 3D Cô bé bán diêm) cho biết việc thiếu nhân lực cũng là một trong những cái khó của phim hoạt hình hiện nay.
Với ê kíp khoảng hơn 10 người, các thành viên của nhóm phải nỗ lực hết sức mình, một người làm nhiều việc khác nhau để hoàn thiện tác phẩm. Đa phần các bạn trẻ ra trường lại bận kiếm sống, cho đến khi họ có được thu nhập ổn thì mới trở về với đam mê của mình. Vì thế, nguồn nhân lực bị phân tán, nhỏ lẻ.
Rõ ràng, chìa khóa của mọi vấn đề nằm ở vốn đầu tư. Lực lượng trẻ có tâm huyết, lượng khán giả thích hoạt hình thuần Việt cũng có nhưng chúng ta thiếu vốn đầu tư, sự quan tâm từ Nhà nước.

Hoạt hình Nhà nước không hiệu quả

Mỗi năm, ngân sách Nhà nước cấp cho Hãng phim Hoạt hình Việt Nam hàng tỉ đồng để sản xuất phim nhưng thực tế không có phim nào đến được với công chúng.
Tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 17 năm 2011 có nhiều phim hoạt hình được đưa ra tranh giải nhưng đa phần chất lượng kém, không đủ sức hấp dẫn người xem.
Riêng phim Chuyện về người con của rồng độ dài 90 phút, được đầu tư gần 7 tỉ đồng, đoạt giải Bông sen Vàng liên hoan phim này nhưng lại không được khai thác hiệu quả.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo