xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài 4: Đề phòng hàn the, muối diêm trong lạp xưởng, dưa kiệu...

BÀI VÀ ẢNH: SƠN NHUNG

Hiện nay là thời điểm “nóng” nhất để các nhà sản xuất tung ra thị trường Tết các loại thực phẩm chế biến như kim chi, lạp xưởng, chả lụa, giò sống...

Theo kết quả kiểm tra của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM trong năm 2005, việc sử dụng các loại hóa chất độc hại không những không giảm mà có xu hướng tăng. Đặc biệt là sử dụng hàn the, muối diêm và đường hóa học...

Lạp xưởng không tên: Càng đỏ càng nhiều muối diêm

Theo kết quả tổng kết về thực trạng sử dụng phụ gia độc hại gần đây của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, các loại phụ gia độc hại vẫn còn được sử dụng nhiều trong chế biến chả giò, chả lụa, mì sợi... So với năm 2004, mẫu chả lụa và mì sợi chứa hàn the được phát hiện trong năm 2005 giảm nhưng vẫn còn trên 50% mẫu kiểm tra có chứa hàn the. Đối với loại giò sống thì tỉ lệ sử dụng tăng từ 59,8% (năm 2004) lên 72,3% (năm 2005)...

Các loại thực phẩm như chả lụa, giò sống thường được sử dụng hàn the để sản phẩm có độ dai, giòn và bảo quản được lâu. Dì tư Hường, một người chuyên làm chả lụa, giò thủ lâu năm ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, khẳng định: “Không ít thì nhiều, làm chả lụa, giò thủ, giò sống thủ công đều phải có hàn the. Nếu không có thì làm sao sản phẩm có độ dai, giòn và chỉ cần để 1 ngày sau là chả đã bắt đầu tươm nhớt”. Khảo sát tại các quầy bán chả lụa, giò sống ở các khu vực chợ An Lạc (Q. Bình Tân), Bình Tiên, Phú Lâm (Q.6), hầu hết các loại chả lụa ở đây đều được gói bằng lá chuối theo kiểu truyền thống và hoàn toàn không có nhãn mác gì.

Mặt hàng lạp xưởng, xúc xích hiện nay cũng rất phức tạp. Một chị bán lạp xưởng đầu chợ An Lạc (Q. Bình Tân), cho biết, lạp xưởng có nhiều giá khác nhau. Nếu lấy hàng của Vissan giá tới 70.000 đồng/kg, còn hàng của các cơ sở nhỏ giá dao động từ 35.000 đồng - 45.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hầu hết các loại lạp xưởng giá rẻ đều có màu đỏ au và cứng ngắc.

Thạc sĩ Đào Mỹ Thanh, Trưởng Phòng An toàn Vệ sinh thực phẩm (Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM), cho biết để bảo quản lạp xưởng được lâu cũng như tạo màu đỏ, tạo mùi, một số người sản xuất thường ướp thịt bằng muối diêm (nitrat). Loại phụ gia thực phẩm này được phép sử dụng với liều lượng rất hạn chế nhưng nhiều nơi sử dụng liều lượng cao để lạp xưởng đỏ như thịt nạc. Nếu người tiêu dùng ăn thực phẩm chứa nhiều muối diêm sẽ gây khó tiêu, nặng hơn có thể gây ngộ độc. Và cũng như một số hóa chất khác, dùng nhiều trong thời gian dài sẽ gây bệnh ung thư.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM, cũng cho biết với lạp xưởng không tên tuổi, người tiêu dùng nên chú ý, vì ngoài việc nghi ngờ sử dụng thịt ôi thiu, họ còn sử dụng phụ gia độc hại khó kiểm soát. Người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm có uy tín, có đăng ký chất lượng. Hàn the khi tác dụng với thịt sẽ sinh ra những amin tự do và các chất trung gian, gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt, người đã có bệnh khi ăn nhiều thực phẩm chứa hàn the thì bệnh sẽ phát nặng hơn.

Kim chi, dưa kiệu: Đừng ham loại giòn, dai và để được lâu

Một chị bán dưa kiệu, dưa gừng ở khu vực cổng sau chợ Phú Lâm (Q.6) giới thiệu cho tôi hai loại dưa kiệu trên kệ rồi bật mí: “Muốn ngon, nên mua loại ngâm trong keo nhỏ (giá bán 35.000 đồng/hũ khoảng nửa kg), còn loại đựng trong hũ to (giá bán 35.000 đồng/kg) dở hơn. Tôi thắc mắc về sự chênh lệch giá chị giải thích: “Đường cát trắng bây giờ 12.000 đồng/kg, còn củ kiệu cắt sạch cũng đã tăng lên 24.000-25.000 đồng/kg, nếu bằng đường mía thì làm sao có giá rẻ được”.

Còn một người quen cũng từng bán mặt hàng dưa kiệu cho biết: Dưa kiệu ngâm bằng đường cát không những tốn kém mà phải mất khoảng nửa tháng thì mới ăn được, chưa kể là phải mang ra phơi nắng nhiều lần mới trong và giòn ngon. Còn dùng đường hóa học thời gian ngâm rất nhanh và chỉ cần cho thêm hàn the là trong vắt và giòn ngay nên người ta thường ngâm bằng đường hóa học cho... “tiện”. Chị hướng dẫn cách phân biệt là: Dưa kiệu ngâm bằng đường cát có nước trong, ăn giòn, mềm tự nhiên và ngọt thanh. Trường hợp ăn thấy giòn sộp, ngọt kéo dài trong họng là dưa kiệu dùng hàn the và ngâm đường hóa học nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai cũng lưu ý: Dưa chua (cụ thể là dưa kiệu, dưa hành), kim chi, lên men tự nhiên bằng đường cát thì chỉ ăn chua trong khoảng 3- 5 ngày. Nếu người bán để lâu mà không bị lên men, hư thối là có thể dùng đường hóa học và hàn the. Hàn the thì rất độc, còn đường hóa học thì hoàn toàn không có dinh dưỡng, mà chỉ là chất tạo ngọt, đánh lừa cảm giác của người tiêu dùng, ăn nhiều cũng sẽ gây ngộ độc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo